Dữ liệu y khoa

Xử lý khi bị chảy máu cam

  • Tác giả : Lương y Hoàng Duy Tân
(khoahocdoisong.vn) - Mũi chảy máu còn gọi là chảy máu cam, là hiện tượng máu từ mũi chảy ra qua lỗ mũi trước hoặc cả ở lỗ mũi sau. Khi bị chảy máu cần biết cách xử lý ngay cho máu ngừng chảy.

Niêm mạc mũi rất mỏng manh, ngay phía dưới có nhiều mạch máu hợp lại thành một lưới mao mạch ở phần trước của vách ngăn mũi, gọi là điểm mạch Kisselbach, cách bờ trước vách ngăn mũi 1cm, chính điểm mạch là nơi dễ sinh ra chảy máu mũi.

Mỗi khi bị chảy máu cam, chúng ta thường làm theo cách: Ngửa cổ, lấy tay bịt bên cánh mũi chảy máu, ép cánh mũi vào sát với sống mũi. Tuy nhiên, cách làm này không hẳn đúng.

Khi bị chảy máu mũi, điều cần làm đầu tiên là dùng ngón tay ấn chặt vào hai bên cánh mũi (huyệt tỵ thông) trong vòng 10 phút và nghiêng đầu về phía trước. Người bệnh chống khuỷu tay lên mặt bàn hoặc lên tay vịn ghế tựa. Cũng có thể dùng bông gạc cầm máu. 

Không để bệnh nhân nằm hoặc ngả đầu ra đằng sau. Trong tư thế này, máu sẽ chảy ngược vào trong họng, gây nôn mửa và không đông máu. 

Huyệt giúp cầm máu chảy.

Huyệt giúp cầm máu chảy.

Ấn mạnh vào giữa bụng giữa (mặt trong) lóng 1 ngón tay giữa của người bệnh (huyệt tâm điểm) ấn mạnh xuống và không nhấc tay, cứ giữ yên mức đó cho đến khi không chảy máu nữa thì thôi. Nếu chảy máu mũi không dừng sau 20 phút, làm lại các bước trên một lần nữa.

Nếu sau 20 phút mà máu vẫn không ngừng chảy hoặc cảm thấy đau đầu nhẹ, mất nhiều máu thì cần tới cơ sở y tế ngay (đặc biệt là khi mắc bệnh máu khó đông hay bị cao huyết áp).

Lương y Hoàng Duy Tân (nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)

Lương y Hoàng Duy Tân