Công nghệ

Tái hiện toàn cảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám bằng công nghệ 4.0

  • Tác giả : Q.T
Ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ giúp Văn Miếu-Quốc Tử Giám tái hiện không gian di tích những thế kỷ trước bằng công nghệ thực tế ảo 3D, giúp du khách dễ dàng trải nghiệm di tích bằng công nghệ thực tế ảo VR 360, tương tác 3D với những di sản tiêu biểu như bia Tiến sĩ.

Theo Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Phó Giáo sư Đặng Văn Bài, ứng dụng công nghệ số vào di tích Văn Miếu sẽ tạo điều kiện cho du khách tiếp cận thông tin, hình ảnh toàn diện.

Đặc biệt, công nghệ 3D Mapping được hứa hẹn tạo nên điểm hấp dẫn trong du lịch đêm của Văn Miếu. Công nghệ này cho phép dựng mô hình có tỷ lệ và kích thước tương đương với sản phẩm thật, sau đó thông qua trình chiếu dưới dạng 3D, đặc biệt rực rỡ và huyền ảo trong bầu trời đêm.

Đối với công tác bảo tồn, việc số hóa tạo ra một kho dữ liệu giúp lưu trữ một cách lâu dài những hình ảnh, thông tin về toàn bộ di tích, từ những kiến trúc, trang trí, hệ thống bia đá...

Số hóa cũng cho phép hiển thị những vấn đề truyền thống khoa cử, truyền thống hiếu học hay thân thế, sự nghiệp của những vị Đại khoa đến du khách một cách dễ dàng hơn.

"Công nghệ số tạo ra sản phẩm hiện thực ảo, cung cấp cho du khách nhiều cơ hội văn hóa, chủ động tìm hiểu cái mình cần, thu thập kiến thức", ông Bài nói.

Liên quan đến công nghệ 3D giúp Văn Miếu - Quốc Tử Giám thêm huyền ảo về đêm, tối 15/11, trong buổi chiếu thử nghiệm công nghệ này tại Văn Miếu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết đang làm việc với các cơ quan chức năng để đưa không gian Văn Miếu – Quốc Tử Giám trở thành không gian văn hoá hoạt động văn hoá cả ngày và đêm.

Sau đó sẽ xem sét hình thành tuyến phố đi bộ Văn Miếu – Quốc Tử Giám vào cuối tuần, góp phần phát huy giá trị của di tích gắn liền với đạo học.

Buổi công chiếu thử nghiệm tối 15/11 nhằm thử nghiệm công nghệ để chuyển tải những giá trị của Văn Miếu – Quốc Tử Giám , đó là câu chuyện về đạo học của người Việt 

Q.T