Trong nước

Nắng nóng: người huyết áp, mỡ máu cao cần biết cách tránh đột quỵ

  • Tác giả : BS Nguyễn Văn Thái
Thời tiết nắng nóng, người tăng huyết áp, mỡ máu cao cần biết 4 điều để tránh đột quỵ.

Tuần này, hầu hết tỉnh thành sẽ nắng nóng (cao nhất ngày từ 35 độ C trở lên), trong đó miền Bắc và Trung trên 37 độ C, một số nơi trên 40 độ. Đây là lần đầu tiên trong 10 năm trở lại nắng nóng ở cả ba miền dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nắng nóng nói chung, đặc biệt dịp nghỉ lễ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:

- Hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

- Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài trời.

- Mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm mồ hôi.

- Tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, nên có món canh trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt cần uống tối thiếu 1,5 – 2 lít nước/ngày. Nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần.

- Rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Đột quỵ do nắng nóng thúc đẩy các yếu tố nguy cơ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng hoặc khiến người bệnh phải chịu nhiều di chứng nặng nề như: mất khả năng ngôn ngữ, yếu liệt, tàn phế suốt đời…

Bác si khuyến cáo, khi thời tiết nắng nóng, người bị cao huyết áp, mỡ máu cao cần chú ý các điểm sau để phòng ngừa đột quỵ

Nắng nóng: người huyết áp, mỡ máu cao cần biết cách tránh đột quỵ ảnh 1

Nắng nóng: người huyết áp, mỡ máu cao cần biết cách tránh đột quỵ

Uống đủ nước

Uống nước vừa khiến thân nhiệt người bệnh tăng, kích thích làm tim đập nhanh, gây tăng huyết áp. Nhưng cũng có thể khiến cơ thể phản ứng bằng cách giãn mạch, tăng xuất tiết mồ hôi để làm giảm thân nhiệt. Điều này lại làm cơ thể mất nước, giảm thể tích tuần hoàn, nếu người cao tuổi không kịp thời uống bù đủ nước thì có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm hơn như trụy mạch, tụt huyết áp,....

Chớ ngại ra ngoài ở phòng điều hòa

Một yếu tố khác là trong trời nắng nóng, nhiều người thường "lười" vận động và ít ra ngoài. Họ có xu hướng ngồi trong phòng điều hòa, nhiệt độ thấp nhiều hơn. Điều này rất nguy hiểm vì có thể gây co mạch đột ngột và làm tăng huyết áp trong cơ thể.

Bên cạnh đó, đặc trưng của người cao tuổi là hay bị mất ngủ vào ban đêm, nhất là khi thời tiết nóng nực, người cao tuổi càng dễ bị bứt dứt, khó chịu và gây mất ngủ. Điều đó kéo theo hiện tượng ban đêm huyết áp tăng làm hại tim mạch. Nếu để tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến các biến chứng về tim mạch (đau tim, nhồi máu cơ tim...).

Để tránh nguy cơ bệnh tăng nặng, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim... Bác sĩ khuyên: Cần tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ, không đột ngột từ phòng lạnh ra ngoài trời nóng.

Không nên để nhiệt độ phòng quá lạnh, nhiệt độ phù hợp nên từ 26ºC trở lên; chú ý sử dụng các thuốc hạ áp, nhất là khi phối hợp nhiều thuốc hạ áp có tác dụng giãn mạch; không nên làm việc hay vận động nhiều ngoài trời nhằm đề phòng giãn mạch quá mức.

Nếu không thể tránh làm việc trong môi trường nắng nóng, nên làm việc lúc sáng sớm trước 10 giờ hoặc khi chiều muộn sau 15 giờ, nhưng làm việc với cường độ vừa phải tránh quá sức.

Hạn chế muối và thực phẩm nhiều dầu mỡ

Ngoài ra, hạn chế ăn muối, bột ngọt, các nước chấm mặn. Tránh thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ động vật. Tốt nhất là sử dụng thực phẩm hấp, luộc. Ăn nhiều rau quả xanh, trái cây để cung cấp chất xơ cho cơ thể. Đồng thời, bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu và tránh các chất kích thích như cà phê..

Tập luyện hợp lý

Người bị tăng huyết áp, mỡ máu cao vẫn cần vận động nhẹ nhàng, quan trọng là biết tập luyện điều độ, phân bổ hợp lý về cường độ và thời gian tập.

Người bị tăng huyết áp vẫn cần vận động nhẹ nhàng, quan trọng là biết tập luyện điều độ, phân bổ hợp lý về cường độ và thời gian tập. Nên vận động toàn thân với nhịp độ chậm vừa, có thể chọn các bài tập dưỡng sinh, bơi lội, lên xuống cầu thang chậm rãi, đi xe đạp chậm, đi bộ...

Tập đều đặn 30 phút mỗi ngày vào những lúc trời râm mát. Nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày và uống đều đặn, không nên đợi đến lúc khát mới uống. Không nên uống nhiều thức uống có đường, nước ngọt có gas...

Dấu hiệu đột quỵ do trời nắng nóng

Việc nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ do trời nắng nóng hay do các nguyên nhân khác nói chung rất quan trọng, quyết định khả năng bảo toàn tính mạng của người bệnh.

Các dấu hiệu giúp bạn nhận biết một người có thể đang bị đột quỵ do nắng nóng: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, thân nhiệt cao nhưng không đổ mồ hôi, tê yếu người, yếu liệt 1 bên hoặc toàn thân, méo mặt, động kinh, tim đập nhanh, thở nông, rối loạn tâm thần, mất phương hướng, ngất xỉu… Sau đó có thể xuất hiện tình trạng trụy mạch, hôn mê.

Nếu không nhận được sự hỗ trợ y tế kịp thời, người bị đột quỵ do nắng nóng có thể đối mặt nguy cơ nguy hiểm tính mạng.

BS Nguyễn Văn Thái (Viện Y học hạt nhân và ung bướu quân đội)

BS Nguyễn Văn Thái