Chuyển động

Việt Nam đến năm 2030 giảm lượng sử dụng rác thải khó phân hủy?

  • Tác giả : Phạm Huy (T/H)
Theo quy định, từ ngày 1/1/2026, không sản xuất và nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50cm x 50cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50μm, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu hoặc sản xuất, nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet.

Ảnh minh họa. Ảnh: Internet.

Để giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, các văn bản pháp luật quy định, sau ngày 31/12/2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần.

Phải giảm dần và nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần

Theo quy định, từ ngày 1/1/2026, không sản xuất và nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50 cm x 50 cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 μm, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu hoặc sản xuất, nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.

Hạn chế tối đa việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm dùng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường theo quy định.

Các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần và sản phẩm thay thế bao bì nhựa khó phân hủy sinh học được chứng nhận thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Luật Bảo vệ môi trường đã thể hiện trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương.

Với chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.

Còn chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Chất thải nhựa không thể tái chế phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động kinh tế trên biển phải được thu gom để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý và không được xả thải xuống biển. Nhà nước khuyến khích việc tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa, vật liệu xây dựng, công trình giao thông; khuyến khích nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương; có chính sách thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa.

Để giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, các văn bản pháp luật quy định, sau ngày 31/12/2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.

Các sản phẩm thân thiện với môi trường đang dần được người dân sử dụng nhiều hơn và được phát triển đa dạng với nhiều sản phẩm

Túi vải, giỏ tre, nứa, ống hút tre, ly giấy, các loại túi giấy dần được nhà hàng, người dân sử dụng nhiều hơn để thay thế những sản phẩm đồ nhựa dùng một lần. Có thể thấy ý thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc hạn chế không sử dụng những sản phẩm nhựa dùng một lần ngày càng được nâng cao và lan rộng.

Nhắc đến ống hút thân thiện với môi trường, chúng ta không thể không nhắc đến ống hút cỏ bàng. Ảnh: Internet.

Nhắc đến ống hút thân thiện với môi trường, chúng ta không thể không nhắc đến ống hút cỏ bàng. Ảnh: Internet.

Nhiều năm qua, việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Đặc biệt trong thời gian gần đây, một loại nguyên liệu tiềm năng được nhắc đến khá nhiều đó là: nhựa phân hủy sinh học.

Nhựa phân hủy sinh học có 2 loại gồm nhựa phân hủy sinh học được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc tái tạo và loại thứ hai được làm từ nguyên liệu không tái tạo như dầu mỏ. Nhựa phân hủy sinh học được ứng dụng để làm ra nhiều sản phẩm như túi, dao, thìa, dĩa ống hút, màng bọc thực phẩm, hộp đựng thực phẩm, lưới đánh cá, màng nông nghiệp và thậm chí các sản phẩm trong y tế như chỉ khâu, gạc, vỏ thuốc…

Với tính ưu việt của nhựa phân hủy sinh học được biết đến khi nó có thể phân hủy hoàn toàn trong thời gian rất ngắn từ 6-12 tháng thành nước, CO2 và sinh khối, không để lại chất độc hại nào cho môi trường và đặc biệt an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Có nhiều ưu điểm nổi bật, nhựa phân hủy sinh học đang ngày càng được ưa chuộng trên khắp thế giới. Hiện nay, tiêu dùng nhựa phân hủy sinh học trên thế giới đã đạt mức trên 2,5 triệu tấn/năm, trong đó 75% được sử dụng cho sản xuất bao bì phân hủy sinh học./.

Một thống kê chỉ ra, trong cơ cấu ngành nhựa, nhựa bao bì chiếm tỷ trọng lớn nhất 36% với khoảng 2,1 triệu tấn (vào năm 2017). Để thay thế sản phẩm này, tiềm năng của nhựa sinh học tương đối lớn. Ước tính với tỷ lệ thay thế của thế giới vào khoảng 1% thì tổng nhu cầu nhựa sinh học của Việt Nam sẽ khoảng 60.000 tấn mỗi năm. Sản lượng này tương đối lớn với tốc độ tăng trưởng nhu cầu nhựa của Việt Nam hàng năm là 10,8% thì tiềm năng phát triển của nhựa sinh học rất rộng mở

.

Phạm Huy (T/H)