Khoa học & Công nghệ

Vì sao Mỹ nỗ lực đưa phi hành gia quay trở lại Mặt trăng?

  • Tác giả : Tâm Anh (theo LS, Space)
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã và đang nỗ lực thực hiện mục tiêu đầy tham vọng là đưa phi hành gia quay trở lại Mặt trăng sau thành công của sứ mệnh Apollo 11 vào năm 1969.
Vi sao My no luc dua phi hanh gia quay tro lai Mat trang?
Vào ngày 20/7/1969, tàu vũ trụ Apollo 11 của Mỹ gồm các thành viên phi hành đoàn: Neil Armstrong, Michael Collins và Buzz Aldrin đã hạ cánh xuống Mặt trăng. Đúng 22h56 ngày 20/7/1969, phi hành gia Armstrong đặt chân xuống bề mặt phủ đầy bột mịn của Mặt trăng. Sự kiện này đã trở thành “bước tiến vĩ đại của nhân loại” trên Mặt trăng.
Vi sao My no luc dua phi hanh gia quay tro lai Mat trang?-Hinh-2
Các phi hành gia đã dành 2 tiếng 30 phút để khám phá, chụp ảnh và thu thập mẫu vật tại Mặt trăng trước khi kết thúc hành trình thám hiểm, trở về Trái đất. Thêm nữa, họ đã đánh dấu sự hiện diện của con người trên Mặt Trăng bằng một lá cờ Mỹ.
Vi sao My no luc dua phi hanh gia quay tro lai Mat trang?-Hinh-3
Sau thành công của sứ mệnh Apollo 11 đưa con người lần đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng, NASA đã chuẩn bị kế hoạch để đưa các phi hành gia trở lại bề mặt Mặt trăng. Chương trình có tên Artemis - đặt theo tên nữ thần nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp.
Vi sao My no luc dua phi hanh gia quay tro lai Mat trang?-Hinh-4
NASA đã phóng tên lửa Mặt trăng SLS khổng lồ và tàu vũ trụ Orion vào ngày 16/11/2022. Đây là nhiệm vụ không có bất kỳ phi hành gia nào trên tàu. Nhiệm vụ Artemis I sẽ mở đường cho các chuyến bay tiếp theo với sự có mặt của các phi hành gia, đầu tiên là quay quanh mặt trăng và sau đó hạ cánh xuống bề mặt vệ tinh của Trái đất.
Vi sao My no luc dua phi hanh gia quay tro lai Mat trang?-Hinh-5
Sau thành công của Artemis I, NASA nhanh chóng triển khai kế hoạch Artemis II, dự kiến phóng vào tháng 11/2024. Trong sứ mệnh này, NASA đưa phi hành đoàn gồm 4 người bay vòng quanh Mặt Trăng rồi trở lại Trái đất.
Vi sao My no luc dua phi hanh gia quay tro lai Mat trang?-Hinh-6
Sở dĩ sứ mệnh Artemis II không trực tiếp hạ cánh lên Mặt trăng là bởi NASA đang thử nghiệm một loạt các công nghệ, hệ thống phóng và quy trình mới. Nhiều công nghệ trong số này chưa từng được áp dụng trong môi trường du hành vũ trụ thực tế cũng như nhiều yếu tố cần thiết khác như bộ đồ chuyên dụng, máy bay thám hiểm thế hệ mới, hệ thống phần cứng... để đưa con người lên bề mặt của Mặt trăng vẫn chưa được hoàn thiện.
Vi sao My no luc dua phi hanh gia quay tro lai Mat trang?-Hinh-7
Ông Mike Sarafin, Giám đốc sứ mệnh Artemis của NASA cho hay sứ mệnh Artemis II sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng đáp ứng của tên lửa Hệ thống Phóng Không gian (SLS) và tàu vũ trụ Orion trong việc triển khai các nhiệm vụ ở không gian sâu, cụ thể là mục tiêu đưa con người từ Mặt trăng tới sao Hỏa trong tương lai.
Vi sao My no luc dua phi hanh gia quay tro lai Mat trang?-Hinh-8
Lý do khiến Mỹ muốn đưa con người trở lại Mặt trăng được Thomas Zurbuchen, người đứng đầu ban giám đốc sứ mệnh khoa học của NASA hé lộ.
Vi sao My no luc dua phi hanh gia quay tro lai Mat trang?-Hinh-9
“Điều quan trọng là phải nhận ra rằng chúng ta đang quay trở lại một Mặt trăng khác với Mặt trăng mà chúng ta đã từng đến trong nhiệm vụ Apollo. Lúc đó, nó là một mặt trăng khô. Nhưng hiện nay, sự hiểu biết của chúng ta về Mặt trăng đã rất khác", ông Thomas cho hay.
Vi sao My no luc dua phi hanh gia quay tro lai Mat trang?-Hinh-10
NASA muốn thiết lập sự hiện diện lâu dài trên Mặt trăng làm trung tâm cho tham vọng không gian trong tương lai. Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể khai thác giá trị khoa học đáng kể của sứ mệnh khám phá Mặt trăng để tìm hiểu thêm về cách Trái đất được hình thành.
Vi sao My no luc dua phi hanh gia quay tro lai Mat trang?-Hinh-11
Thêm nữa, sứ mệnh đưa con người trở lại Mặt trăng cũng sẽ đóng vai trò là bước đệm cho việc nghiên cứu sao Hỏa và các điểm đến không gian sâu khác trong nhiều năm tới của NASA. Theo ông Thomas, việc nghiên cứu Mặt trăng có thể giúp giải mã rất nhiều bí ẩn về hệ Mặt trời như các quá trình đã tạo ra các hành tinh và để lại vết sẹo trên bề mặt của chúng.

Mời độc giả xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo LS, Space)