GIỚI TÍNH

Vì sao càng quát mắng, bé càng muốn ôm cha mẹ?

  • Tác giả : MT (t/h)
Trẻ tìm kiếm cảm giác an toàn từ cha mẹ, không ai thay thế được. Vì thế, dù bị mắng mỏ như thế nào trẻ vẫn muốn được cha mẹ ôm vào lòng, không muốn rời xa.

Trong cuộc sống, có thể bạn sẽ bắt gặp một tình huống như thế này:

- Con càng khóc, càng ôm chặt chân của mẹ. - Mẹ càng đi nhanh, con càng chạy theo ôm mẹ. - Mẹ càng mắng mỏ, con càng khóc và cầu xin mẹ đừng giận mình.

Dù trẻ có khóc lóc, bị mẹ la mắng như thế nào, chúng vẫn đuổi theo mẹ, xin mẹ đừng giận. Thậm chí có những đưa trẻ càng bị mẹ mắng, chúng càng muốn mẹ ôm mình.

Điều này có thể được giải thích rằng, khi trẻ còn nhỏ, chúng xem cha mẹ là cả thế giới đối với mình. Trẻ tìm kiếm cảm giác an toàn từ cha mẹ, không ai thay thế được cha mẹ. Vì thế, dù bị mắng mỏ như thế nào thì trẻ vẫn không muốn rời xa cha mẹ mình.

Nếu hiểu được lý do đằng sau, cha mẹ sẽ không cho rằng trẻ đang làm nũng và thường xuyên ôm con mình hơn.

Nếu hiểu được lý do đằng sau, cha mẹ sẽ không cho rằng trẻ đang làm nũng và thường xuyên ôm con mình hơn.

Trẻ khao khát vòng tay của người mẹ, bởi vì chỉ khi làm như vậy chúng mới nhanh chóng nguôi ngoai cảm xúc và bình tĩnh trở lại. Một cái ôm đơn giản có thể truyền tải được sự quan tâm, thấu hiểu, an ủi, tha thứ của người mẹ dành cho trẻ. Khi nhu cầu tình cảm của trẻ được đáp ứng, chúng mới từ từ bình tĩnh lại.

Tại sao trẻ thường muốn cha mẹ ôm mình?

Không chỉ trong lúc tức giận hoặc khóc lóc trẻ mới cần được ôm, trong những khoảnh khắc bình thường, trẻ vẫn thích được cha mẹ ôm mình.

Trước khi chào đời, em bé nằm trong bụng mẹ, được bao bọc bởi nước ối. Nước ối đóng vai trò như một hàng rào an toàn, giữ cho em bé luôn cảm thấy thoải mái và ấm áp.

Nhưng sau khi sinh, hàng rào biến mất, em bé cảm thấy không an toàn. Vì thế, những cái ôm là cách tốt nhất để mang lại cảm giác an toàn cho một đứa trẻ. Nếu người mẹ bỏ qua điều này, trẻ luôn cảm thấy bất an trong lòng.

Có một đứa trẻ hơn 3 tuổi thường được bà ngoại bế. Hôm đó, người mẹ tan làm sớm nên tới trường đón con gái. Khi thấy mẹ, cô bé lập tức bỏ đồ chơi và bạn bè, chạy đến ôm mẹ không chịu buông. Sau đó, cô bé hết lần này tới lần khác chạy tới ôm mẹ mình, khuôn mặt rạng rỡ hạnh phúc.

Khi khóc, trẻ có xu hướng tìm đến vòng tay mẹ để được ôm ấp, vỗ về.

Khi khóc, trẻ có xu hướng tìm đến vòng tay mẹ để được ôm ấp, vỗ về.

Tại sao trẻ em luôn muốn mẹ bế khi đang vui đùa?

Vì trẻ rất nhạy cảm nên dù được tận hưởng niềm vui vui chơi cùng bạn bè nhưng lại vô cùng bất an vì sợ mẹ bỏ mình. Vòng tay của mẹ có thể khiến trẻ cảm thấy bình an và biết được mẹ sẽ không rời xa mình.

Trong cuộc sống, bạn có thể thấy trẻ trẻ rất nhanh nín khóc sau khi được mẹ bế. Điều này là do khi trẻ khóc, chúng đang trút bỏ cảm xúc của mình và nhận được sự an ủi. Cái ôm của mẹ có thể thỏa mãn nhu cầu cảm xúc của trẻ và giúp chúng bình tĩnh lại. Đồ chơi đẹp, video hay đến đâu cũng không bằng cái ôm của người mẹ.

Đôi khi những cái ôm còn có sức mạnh hơn cả câu nói “mẹ yêu con”. Đối với một đứa trẻ, sự tiếp xúc cơ thể có thể làm cho trẻ cảm nhận được sự ấm áp của mẹ mình. Trẻ cần được cha mẹ ôm và xác nhận đó là tình yêu. Vì vậy, cha mẹ đừng keo kiệt bày tỏ tình yêu với con mình bằng một cái ôm.

Tuy nhiên, một số cha mẹ có một sự hiểu lầm rằng, những đứa trẻ hay đòi mẹ bế, được ôm ấp là đang muốn làm nũng với người lớn. Tuy nhiên, trẻ chỉ đòi cha mẹ làm như vậy trong một giai đoạn nhất định trong quá trình phát triển.

Một cái ôm đối với trẻ như “nhiên liệu” cần thiết để trẻ phát triển tinh thần một cách lành mạnh.

Do đó, trẻ nhỏ muốn được ôm là chúng đang tìm kiếm một sự gắn bó an toàn ở cha mẹ. Đối với trẻ trong giai đoạn này, điều đẹp đẽ nhất là thế giới ở trước mặt và mẹ ở sau lưng.

(Theo Sohu)

MT (t/h)