Khám phá

Toàn cảnh hội kéo lửa thổi cơm thi ở làng Thị Cấm

  • Tác giả : Nguyễn Hải
Hội kéo lửa, thổi cơm thi truyền thống của làng Thị Cấm diễn ra vào mùng 8 tháng Giêng hằng năm đã được ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Toan canh hoi keo lua thoi com thi o lang Thi Cam

Mùng 8 Tết, dân làng Thị Cấm, xã Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, hân hoan cùng nhau tham dự hội thi kéo lửa, thổi cơm bằng rơm và củi.

Toan canh hoi keo lua thoi com thi o lang Thi Cam-Hinh-2

Cuộc thi được chia thành 4 đội, tương ứng với 4 giáp, mỗi đội gồm 10 người cùng tranh tài. Mỗi đội cử ra một thiếu niên thi chạy đến bờ sông Nhuệ cách đó gần 1km lấy nước về nấu cơm.

Toan canh hoi keo lua thoi com thi o lang Thi Cam-Hinh-3
Các thành viên khác bện rơm thành vòng tròn để đệm cối giã gạo và che chắn không cho thóc, gạo bắn ra ngoài.
Toan canh hoi keo lua thoi com thi o lang Thi Cam-Hinh-4
Thao tác giã gạo phải thật nhanh và khéo để hạt gạo không bị vỡ.
Toan canh hoi keo lua thoi com thi o lang Thi Cam-Hinh-5
Sau đó, gạo được sàng trấu để loại bỏ sạn và vo sạch.
Toan canh hoi keo lua thoi com thi o lang Thi Cam-Hinh-6
Phần hấp dẫn nhất của hội thi chính là thi kéo lửa. Mỗi đội cử ra 4 nam thanh niên tham gia phần thi này. Để kéo ra lửa, các đội thi lấy hai thanh giang kẹp vào bùi nhùi, dùng hai thanh tre ốp một mảnh trên và một mảnh dưới, giữ chắc hai đầu rồi hai người kéo co để cật giang cọ sát vào cật tre nhiều lần tạo ma sát.
Toan canh hoi keo lua thoi com thi o lang Thi Cam-Hinh-7
Các thành viên ra sức thổi vào bó rơm để lửa bén to, dùng mồi lửa này để thổi cơm. Mồi lửa đầu tiên bén rơm cũng là lúc không khí trong sân đình trở nên náo nhiệt.
Toan canh hoi keo lua thoi com thi o lang Thi Cam-Hinh-8
Khi các đội kéo lửa thành công cũng là lúc không gian đình làng Thị Cấm nghi ngút khói lửa.
Toan canh hoi keo lua thoi com thi o lang Thi Cam-Hinh-9
Các đội có khoảng một giờ từ lúc kéo lửa đến khi cơm chín. Cơm sôi phải dùng đũa đảo để tránh cháy nồi và cơm sống bên trên. Cơm cạn, nồi cơm được trải một lớp khăn và giấy ăn lên trên để tránh bị tro tràn vào khi vùi trong tro rơm.
Toan canh hoi keo lua thoi com thi o lang Thi Cam-Hinh-10
Nồi cơm sau khi sôi thường phải ủ bằng tro rơm khoảng 20 phút cho cơm chín đều. Nồi vừa cạn nước sẽ được giấu trong đống than rơm chờ chín.
Toan canh hoi keo lua thoi com thi o lang Thi Cam-Hinh-11
Sau một tuần hương, các thành viên của Ban Giám khảo sẽ đi tìm nồi cơm trong rất nhiều đống tro rơm. Nếu các đội khéo giấu thì thời gian được kéo dài và cơm sẽ chín đều. Nếu giấu vụng, bị giám khảo tìm thấy ngay đầu tiên thì cơm dễ bị sống.
Toan canh hoi keo lua thoi com thi o lang Thi Cam-Hinh-12
Sau khi cơm được tìm thấy, các cụ sẽ mang vào trong và xới cơm ra bát cúng thần linh rồi Ban Giám khảo mới được nếm và chấm giải.
Toan canh hoi keo lua thoi com thi o lang Thi Cam-Hinh-13

Trong Hội thổi cơm thi Thị Cấm, người dân cùng thực hành hội thể hiện tính dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng trong các hoạt động chung của làng xã. Với những giá trị độc đáo, Hội thổi cơm thi được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ngày 09/3/2021.


>>> Mời độc giả xem thêm video Sôi động 5 lễ hội đặc sắc trên thế giới trong tháng 1

Nguyễn Hải