Khám phá

Thanh tra, giám sát quan lại – Kỳ 3: Đô sát viện- cơ quan giám sát tối cao

sát viện- cơ quan giám sát tối cao thời Nguyễn

Các quan triều Nguyễn.

Thời Lê- Trịnh quy định chặt chẽ hơn

Đến thời kì Lê – Trịnh về cơ bản, cơ quan thanh tra vẫn giống như thời Lê Sơ.

Đó là Ngự sử đài, cơ quan thanh tra giám sát quan lại ở Trung ương, tương đương với một bộ và Lục Khoa – 6 cơ quan thanh tra ở sáu bộ: bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công.

Ở địa phương vẫn gồm Hiến ty và các Giám sát ngự sử.

Tuy nhiên, việc củng cố bộ máy, ban hành các quy định làm việc đã được quan tâm và quản lý chặt chẽ hơn thời kì trước.

Năm đầu niên hiệu Cảnh Trị 1663, chúa Trịnh lệnh cho Ngự sử đài và Giám sát Ngự sử 13 đạo xét hỏi.

Trong đó đơn từ kiện tụng phải theo luật lệnh, giữ cho thanh liêm, cần mẫn không được để công việc ứ đọng.

Tháng 2 năm Dương Đức thứ hai 1674, chúa Trịnh có lệnh dụ: “Ngự sử đài có nhiệm vụ tai mắt cho Nhà nước, cốt để dấy nhức kỷ cương và làm gương việc can gián.

Phàm các hàng tể tướng và võ tướng có điều lầm lỗi, bách quan có điều trái phép thì cho phép trình bày, tâu hặc”.

Đô sát viện triều Nguyễn

Triều Nguyễn, năm 1804 vua Gia Long đã đặt các chức Đô ngự sử và Phó đô ngự sử. Năm 1827, vua Minh Mạng đặt thêm các chức Cấp sự trung và Giám sát ngự sử.

Đến năm 1832, vua Minh Mạng chính thức đổi tên Ngự sử đài thành Đô sát viện với chức năng chính là phát hiện hành vi sai trái của quan lại trong triều.

Kể cả hoàng thân quốc thích trong việc thực thi nhiệm vụ chấp hành pháp luật, đối xử với dân nhằm giữ gìn kỷ cương phép nước.

Đồng thời, Đô sát viện cũng có trách nhiệm giám sát việc thi cử, tuyển chọn hiền tài cho triều đình.

Hoạt động của cơ quan đặc biệt này đã góp phần vào việc duy trì trật tự kỷ cương xã hội trong giai đoạn đầu của vương triều Nguyễn.

Quyền hành của Đô sát viện rất lớn, người đứng đầu phải có hàm nhị phẩm, tương đương với chức Thượng thư.

Trước đó, vua Gia Long, năm 1804 chỉ mới đặt các chức quan phụ trách công tác giám sát tối cao là Đô ngự sử và Phó Đô ngự sử phụ trách, Ngự sử đài tiền thân của Đô sát viện.

Đến năm 1827, vua Minh Mạng đặt thêm các Cấp sự trung lục khoa (đứng đầu lục khoa) và Giám sát ngự sử tại các đạo (các vùng địa phương).

Đô sát viện trở thành một cơ quan giám sát tối cao với đầy đủ các quy chế kiểm sát các cơ quan hành chính Trung ương (là Giám sát ngự sử các đạo).

Đô sát viện, là một cơ quan Hội đồng cùng với Đại lý tự (cơ quan xét xử tối cao) và bộ Hình nằm trong Tam pháp ty, tức là hệ thống thống tư pháp của triều đình nhà Nguyễn.

Trưởng quan Đô sát viện cùng trưởng quan Đại lý tự (Tự Khanh), sáu Thượng thư lục bộ và Thông chính sứ ty hợp thành Cửu khanh của triều đình nhà Nguyễn.

Thời nhà Nguyễn, ngoài việc giám sát thường xuyên của Đô sát viện, trong những trường hợp đặc biệt. Nhất là khi ở địa phương xảy ra chuyện binh đao, giặc giã, quan lại lộng quyền ức hiếp dân.

Triều đình cử ra đoàn thanh tra đặc biệt, do một hoặc hai viên quan đại thần có uy tín gọi là Kinh lược đại sứ xuống địa phương đó xem xét, có toàn quyền giải quyết các vụ việc xảy ra, sau đó tâu lại với Vua.

Nổi tiếng nhất là đoàn Kinh lược sứ của Thượng thư bộ Binh, Cơ mật viện đại thần Trương Đăng Quế, thanh tra toàn bộ sáu tỉnh Nam Kỳ năm 1863, để lần đầu tiên thiết lập hệ thống sổ sách địa chính của lục tỉnh.

(còn nữa)

 Nguyễn Thành Trung