KINH TẾ

Tăng vốn doanh nghiệp trước, sau lên sàn: Kiểm soát bằng chế tài nào?

  • Tác giả : Hải Ninh
Công ty FLC Faros không phải trường hợp đầu tiên, việc tăng khống vốn điều lệ đã từng xảy ra tại nhiều doanh nghiệp. Vậy đâu là kẽ hở dẫn đến thực trạng này?

Phản hồi về việc Công ty CP Xây dựng FLC Faros (ROS) tăng khống vốn điều lệ từ 1,5 tỷ lên 4.300 tỷ đồng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, việc này xảy ra trước khi doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu ROS trên thị trường chứng khoán. Hành vi này vi phạm Luật Doanh nghiệp về kê khai khống vốn điều lệ…; không thuộc sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán và không chịu sự quản lý, giám sát của Ủy ban và Bộ Tài chính.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống, trong nhiều năm trở lại đây, Công ty FLC Faros không phải trường hợp đầu tiên, việc tăng khống vốn điều lệ đã từng xảy ra tại nhiều doanh nghiệp. Vậy đâu là kẽ hở dẫn đến thực trạng này? Nên chăng có chế tài kiểm soát việc tăng vốn của các doanh nghiệp trước, sau lên niêm uyết đại chúng?

Phản hồi về việc Công ty CP Xây dựng FLC Faros (ROS) tăng khống vốn điều lệ từ 1,5 tỷ lên 4.300 tỷ đồng, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, việc này xảy ra trước khi doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu ROS trên thị trường chứng khoán. Hành vi này vi phạm Luật Doanh nghiệp về kê khai khống vốn điều lệ…; không thuộc sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán và không chịu sự quản lý, giám sát của Ủy ban và Bộ Tài chính.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống, trong nhiều năm trở lại đây, Công ty FLC Faros không phải trường hợp đầu tiên, việc tăng khống vốn điều lệ đã từng xảy ra tại nhiều doanh nghiệp. Vậy đâu là kẽ hở dẫn đến thực trạng này? Nên chăng có chế tài kiểm soát việc tăng vốn của các doanh nghiệp trước, sau lên niêm uyết đại chúng?

Dễ tăng vốn ảo… vì cơ quan quản lý lơ là?

TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế đã chỉ ra một số lỗ hổng của luật hiện nay. Trong đó có việc tăng vốn điều lệ của các doanh nghiệp chưa lên sàn, vì cách này giúp không phải nộp tiền vào tài khoản và công khai minh bạch như các doanh nghiệp trên sàn.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, nếu cơ quan quản lý ngay từ đầu để tâm, mạnh tay xử lý thì chắc chắn không xảy ra những sự việc đáng tiếc như vừa qua, nhà đầu tư cũng không phải rơi vào cảnh đứng ngồi không yên.

Về mặt pháp luật có thể đầy đủ thông tư, nghị định hướng dẫn, nhưng về mặt con người có vấn đề buông lỏng quản lý, đầu cơ lướt sóng của các nhà đầu tư.

“Ví dụ các doanh nghiệp tăng vốn ảo, nhưng bản thân các công ty chứng khoán có đầy đủ thông tin, đủ con người để phân tích, việc doanh nghiệp tăng vốn có thật không? Tăng vốn vào việc gì? Đồng thời phải giám sát, phân tích tiền vốn đưa vào doanh nghiệp đó dùng vào lĩnh vực gì, có giải ngân được hay không? Việc này các công ty chứng khoán hoàn toàn có thể biết được như doanh nghiệp có động thổ gì không, có tạo ra hoạt động kinh doanh gì mà cần vốn hay không?”, ông Hiển nói và cho rằng, đa phần các công ty chứng khoán lại không làm việc đó bởi không được tiền, ngược lại PR cho các công ty niêm yết và tăng vốn thì họ được tiền.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển.

Một nguyên nhân khác được chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển chỉ ra là do các nhà đầu tư cá nhân. Họ chỉ biết việc mua cổ phiếu của công ty đó là vì có “sóng” sẽ lan và có lợi.

Không cần biết công ty đó thực sự làm ăn thế nào, sản phẩm họ trên thị trường thế nào hoặc có xây dựng thêm nhà máy nào không, họ mua chỉ vì đang có giao dịch lớn. Chính do cách thức đầu tư của đa số các nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam. Có doanh nghiệp trước giá èo uột mười mấy nghìn tự dưng đẩy lên bẩy, tám chục nghìn mà họ vẫn mua ồ ạt. Bởi nhà đầu tư cá nhân họ thích có sóng, không quan tâm có ảo hay không mà chỉ quan tâm giá lên họ có lời hay không.

Nguyên nhân thứ 3 theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển chính là Sở Giao dịch chứng khoán. Khi một công ty lên sàn, Sở Giao dịch chứng khoán có đủ năng lực đánh giá thực chất vốn là ảo hay thật. Bởi một chuyên gia bình thường có thể đánh giá được chứ đừng nói một bộ máy của một tổ chức. Họ là nơi tuyển chọn hàng hóa, hàng hóa không có thật thì Sở không cho bán nhưng lại bị buông lỏng.

“Mỗi lần xảy ra vụ việc như trên thì lại nói do pháp luật chưa hoàn thiện, còn kẽ hở rồi đề nghị giải pháp này kia. Cuối cùng là do những con người lãnh đạo, quản lý thôi. Thị trường nào hàng hóa đó, chúng ta tự hào thị trường chứng khoán 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa minh bạch, vẫn nhiều nhà đầu tư lướt sóng, có sóng thì mới chơi. Những chuyện như vậy không chỉ FLC hay công ty nào đó bị thiệt hại, nhà đầu tư bị thiệt hại thì lại ngây thơ đổ lỗi”, TS Đinh Thế Hiển nói.

Cũng theo vị chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, hoạt động công ty dưới sàn là chuyện của hợp tác đầu tư, là của chính quyền địa phương trong vấn đề sản xuất hàng hóa, là chuyện của giao dịch đối tác với nhau, ký hợp đồng, các đối tác tự đánh giá nhưng một công ty đã lên niêm yết thì chuyện đó của Sở Giao dịch, Công ty Chứng khoán và của hệ thống thông tin đại chúng qua báo chí.

“Quan trọng chính là Sở Giao dịch chứng khoán là nơi cho phép lên sàn giống như siêu thị cho phép hàng hóa lên sàn. Công ty chứng khoán là đơn vị phân tích để giới thiệu nhà đầu tư mua và hệ thống báo chí độc lập để phân tích. Nếu 3 khâu này mà để lọt thì không có tăng cường, giám sát nào có thể hiệu quả”, ông Hiển cho biết.

Cần siết lại các quy định để kiểm soát việc tăng vốn doanh nghiệp

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, các doanh nghiệp khai, tăng vốn điều lệ ảo thì theo quy định sai phạm của doanh nghiệp nâng khống vốn. Tuy nhiên, phải nói đến cả trách nhiệm của cơ quan quản lý như kiểm toán, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban Chứng khoán… quản lý buông lỏng hoặc “bật đèn xanh” cho doanh nghiệp.

Việc tăng vốn ảo dẫn đến trắng, đen lẫn lộn. Đây là một kênh gọi vốn nên sẽ gây ảnh hưởng, làm mất niềm tin. Vì thế, đây là một bài học về công tác quản lý. Quản lý phải có giám sát, kiểm tra. Thị trường chứng khoán trên thế giới dù còn nhiều khiếm khuyết nhưng họ rất chặt chẽ, trong khi chúng ta thì lỏng lẻo trong quản lý. Dẫn đến doanh nghiệp tưởng lớn mạnh nhưng lại lớn mạnh khổng, ảo. Do đó, kiểm toán phải xem lại, thậm chí Ủy ban Chứng khoán cần xem lại, siết lại các quy định để giảm bớt tình trạng trên.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đề nghị, các cơ quan quản lý nhà nước cần có chế tài kiểm soát việc tăng vốn của các doanh nghiệp trước và sau khi niêm yết nhằm minh bạch hóa thị trường chứng khoán, cũng là minh bạch hóa đầu tư kinh tế để nhà đầu tư không bị đặt niềm tin oan vào “bánh vẽ” doanh nghiệp đưa ra.

“Phải kiểm tra, xóc lại hết, chứ không phải nay doanh nghiệp này, mai doanh nghiệp khác lộ ra lại làm. Chúng ta phải phòng bệnh chứ để đến ung thư thì chữa trị làm sao được. Do đó, phòng bệnh hơn chữa bệnh, cần chuyên nghiệp hoá toàn bộ, làm cho thị trường chứng khoán lành mạnh lên, bởi đây là kênh gọi vốn rất hay, đừng để bị ảnh hưởng bởi những câu chuyện tương tự”, Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nói.
Hải Ninh