Chuyển động

Nhìn lại những trận động đất kinh hoàng nhất trong lịch sử

  • Tác giả : Tuấn Huy (T/H)
Qua nhiều thế kỷ, hàng nghìn trận động đất đã xảy ra và để lại những hậu quả thảm khốc cho nhân loại. Cùng Khoa học và đời sống nhìn lại những trận động đất kinh hoàng nhất trong lịch sử.

Động đất kinh hoàng ở Nepal (2015)

Động đất Nepal 2015 là một trận động đất mạnh khoảng 7,8 hoặc 8,1 độ (Mw) xảy ra hồi 11:56 NST vào thứ bảy ngày 25 tháng 4 năm 2015, với tâm chấn nằm khoảng 29 km đông - đông nam Lamjung, Nepal ở độ sâu khoảng 15 km. Đây là trận động đất mạnh nhất xảy ra tại Nepal kể từ trận động đất xảy ra năm 1934 tại quốc gia này. Hiện thời, con số người chết đã tìm được là hơn 8000 và hơn 16000 người bị thương do động đất ở Nepal và các vùng lân cận thuộc Ấn Độ, Trung Quốc và Bangladesh -Ảnh:internet.

Động đất Nepal 2015 là một trận động đất mạnh khoảng 7,8 hoặc 8,1 độ (Mw) xảy ra hồi 11:56 NST vào thứ bảy ngày 25 tháng 4 năm 2015, với tâm chấn nằm khoảng 29 km đông - đông nam Lamjung, Nepal ở độ sâu khoảng 15 km. Đây là trận động đất mạnh nhất xảy ra tại Nepal kể từ trận động đất xảy ra năm 1934 tại quốc gia này. Hiện thời, con số người chết đã tìm được là hơn 8000 và hơn 16000 người bị thương do động đất ở Nepal và các vùng lân cận thuộc Ấn Độ, Trung Quốc và Bangladesh -Ảnh:internet.

. Một trận động đất thứ 2, được xem là dư chấn mạnh, xảy ra ngày 12 tháng 5 năm 2015 vào lúc 12:35 NST có độ lớn 7,3Mw. Tâm chấn nằm gần biên giới với Trung Quốc giữa thủ đô Kathmandu và Everest. Hơn 65 người thiệt mạng và hơn 1.200 người bị thương trong đợt dư chấn này - Ảnh:internet.

. Một trận động đất thứ 2, được xem là dư chấn mạnh, xảy ra ngày 12 tháng 5 năm 2015 vào lúc 12:35 NST có độ lớn 7,3Mw. Tâm chấn nằm gần biên giới với Trung Quốc giữa thủ đô Kathmandu và Everest. Hơn 65 người thiệt mạng và hơn 1.200 người bị thương trong đợt dư chấn này - Ảnh:internet.

Siêu động đất ở Ấn Độ Dương (2004)

Động đất Ấn Độ Dương diễn ra (07:58:53 giờ địa phương) ngày 26 tháng 12 năm 2004. Trận động đất kích hoạt một chuỗi các đợt sóng thần chết người lan tỏa khắp Ấn Độ Dương, những con sóng cao 30 m tàn phá các cộng đồng dân cư sinh sống ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar và những nơi khác, cướp đi sinh mạng của 225.000 người thuộc 11 quốc gia. Cho đến nay, thiên tai này là một trong những thảm họa gây nhiều tử vong nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.

Động đất Ấn Độ Dương diễn ra (07:58:53 giờ địa phương) ngày 26 tháng 12 năm 2004. Trận động đất kích hoạt một chuỗi các đợt sóng thần chết người lan tỏa khắp Ấn Độ Dương, những con sóng cao 30 m tàn phá các cộng đồng dân cư sinh sống ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar và những nơi khác, cướp đi sinh mạng của 225.000 người thuộc 11 quốc gia. Cho đến nay, thiên tai này là một trong những thảm họa gây nhiều tử vong nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.

Cơn địa chấn khủng khiếp này khởi phát ở Ấn Độ Dương ngay phía bắc đảo Simeulue, ngoài khơi bờ biển phía tây của miền bắc Sumatra, Indonesia. Những đợt sóng thần sản sinh từ nó đã tàn phá vùng duyên hải Indonesia, Sri Lanka, Nam Phi, Thái Lan và những quốc gia khác với những con sóng cao đến 30 m, gây thiệt hại nghiêm trọng và mang chết chóc -Ảnh:internet.

Cơn địa chấn khủng khiếp này khởi phát ở Ấn Độ Dương ngay phía bắc đảo Simeulue, ngoài khơi bờ biển phía tây của miền bắc Sumatra, Indonesia. Những đợt sóng thần sản sinh từ nó đã tàn phá vùng duyên hải Indonesia, Sri Lanka, Nam Phi, Thái Lan và những quốc gia khác với những con sóng cao đến 30 m, gây thiệt hại nghiêm trọng và mang chết chóc -Ảnh:internet.

Động đất Tứ Xuyên, Trung Quốc (2008)

Cơn địa chấn này có cường độ 7,8 độ Richter theo Ủy ban Địa chấn Nhà nước Trung Quốc và 7,9 Mw theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS). Trận động đất này đã tác động đến nhiều khu vực cách xa chấn tâm như: Bắc Kinh (cách 1500 km về phía Đông Bắc), Thượng Hải (cách 1700 km về phía Đông), Pakistan, Thái Lan và thủ đô Hà Nội của Việt Nam - Ảnh:internet.

Cơn địa chấn này có cường độ 7,8 độ Richter theo Ủy ban Địa chấn Nhà nước Trung Quốc và 7,9 Mw theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS). Trận động đất này đã tác động đến nhiều khu vực cách xa chấn tâm như: Bắc Kinh (cách 1500 km về phía Đông Bắc), Thượng Hải (cách 1700 km về phía Đông), Pakistan, Thái Lan và thủ đô Hà Nội của Việt Nam - Ảnh:internet.

Đây là trận động đất mạnh và thảm khốc nhất xảy ra tại Trung Quốc kể từ sau trận Động đất Đường Sơn 1976, làm chết hơn 250.000 người. Ngày 17 tháng 5 được xem là ngày kì diệu khi các nhân viên cứu hộ đã cứu sống 73 người bị chôn vùi dưới đống đổ nát vì sau 100 giờ, cơ hội sống sót là rất hiếm. Sau trận động đất, Chính phủ Trung Quốc để quốc tang 3 ngày (19, 20, 21 tháng 5) để tưởng niệm vong hồn những nạn nhân của địa chấn - Ảnh:internet.

Đây là trận động đất mạnh và thảm khốc nhất xảy ra tại Trung Quốc kể từ sau trận Động đất Đường Sơn 1976, làm chết hơn 250.000 người. Ngày 17 tháng 5 được xem là ngày kì diệu khi các nhân viên cứu hộ đã cứu sống 73 người bị chôn vùi dưới đống đổ nát vì sau 100 giờ, cơ hội sống sót là rất hiếm. Sau trận động đất, Chính phủ Trung Quốc để quốc tang 3 ngày (19, 20, 21 tháng 5) để tưởng niệm vong hồn những nạn nhân của địa chấn - Ảnh:internet.

Động đất ở ven biển Chimbote của Peru (1970)

Ngày 31-5-1970: Trận động mạnh 7,9 độ Richter xảy ra tại thị trấn ven biển Chimbote của Peru, cướp đi sinh mạng của 70.000 người và khiến 800.000 người dân mất nhà cửa. Các trận lở đất cùng với các mảnh vỡ lao xuống với tốc độ 320 km/h từ ngọn núi Navado Huascaran phá hủy toàn bộ các làng mạc quanh đó - Ảnh:internet.

Ngày 31-5-1970: Trận động mạnh 7,9 độ Richter xảy ra tại thị trấn ven biển Chimbote của Peru, cướp đi sinh mạng của 70.000 người và khiến 800.000 người dân mất nhà cửa. Các trận lở đất cùng với các mảnh vỡ lao xuống với tốc độ 320 km/h từ ngọn núi Navado Huascaran phá hủy toàn bộ các làng mạc quanh đó - Ảnh:internet.

Trong cơn đại nạn này, toàn bộ mặt đất của thị trấn ven biển Chimbote đã rung chuyển với cường độ khủng khiếp. Toàn bộ những khối đá, đất từ trên núi bị sạt lở lao xuống với tốc độ như một chiếc máy bay đã xóa sạch dấu tích của vùng dân cư.

Trong cơn đại nạn này, toàn bộ mặt đất của thị trấn ven biển Chimbote đã rung chuyển với cường độ khủng khiếp. Toàn bộ những khối đá, đất từ trên núi bị sạt lở lao xuống với tốc độ như một chiếc máy bay đã xóa sạch dấu tích của vùng dân cư.

Động đất Chile (1960)

Đại thảm họa động đất Valdivia 1960 là trận động đất lớn Chile (Gran terremoto de Chile) ngày 22 tháng 5 là động đất mạnh nhất từng được ghi nhận. Các nghiên cứu khác nhau đã đặt nó ở mức 9,4 - 9,6 trên thang độ lớn. Nó xảy ra vào buổi chiều (19:11 GMT, 15:11 giờ địa phương) và kéo dài khoảng 10 phút - Ảnh:internet.

Đại thảm họa động đất Valdivia 1960 là trận động đất lớn Chile (Gran terremoto de Chile) ngày 22 tháng 5 là động đất mạnh nhất từng được ghi nhận. Các nghiên cứu khác nhau đã đặt nó ở mức 9,4 - 9,6 trên thang độ lớn. Nó xảy ra vào buổi chiều (19:11 GMT, 15:11 giờ địa phương) và kéo dài khoảng 10 phút - Ảnh:internet.

Số người chết và tổn thất tiền tệ phát sinh từ thảm họa lan rộng này là không chắc chắn. Các ước tính khác nhau về tổng số người thiệt mạng từ trận động đất và sóng thần đã được công bố, trong khoảng từ 1.000 đến 7.000 người thiệt mạng. Các nguồn khác nhau đã ước tính chi phí tiền tệ dao động từ 400 triệu đô la đến 800 triệu đô la Mỹ (tương đương 3,39 tỷ đô la đến 6,78 tỷ đô la ngày nay, được điều chỉnh theo lạm phát).

Số người chết và tổn thất tiền tệ phát sinh từ thảm họa lan rộng này là không chắc chắn. Các ước tính khác nhau về tổng số người thiệt mạng từ trận động đất và sóng thần đã được công bố, trong khoảng từ 1.000 đến 7.000 người thiệt mạng. Các nguồn khác nhau đã ước tính chi phí tiền tệ dao động từ 400 triệu đô la đến 800 triệu đô la Mỹ (tương đương 3,39 tỷ đô la đến 6,78 tỷ đô la ngày nay, được điều chỉnh theo lạm phát).

Trận động đất Kanto, Nhật Bản (1923)

Đại thảm họa động đất Kantō 1923 là một thảm họa ghê gớm tại vùng Kantō của Nhật Bản. Động đất mạnh dẫn tới đổ vỡ nhà cửa, gây ra hỏa hoạn quy mô lớn. Phần lớn người chết và bị thương là do hỏa hoạn. Vào lúc 11 giờ 58 phút 32 giây giờ địa phương ngày 1 tháng 9 năm 1923, một trận động đất mạnh 7,9 độ Richter đã xảy ra ở vị trí 35,1 vĩ độ Bắc - 139,5 kinh độ Đông, dưới đáy biển, cách bờ vịnh Sagami khoảng 80 km về phía Tây Bắc. Đặc điểm của trận động đất này là nạn nhân chết vì nhà sập mái đè ít mà vì hỏa hoạn là chủ yếu - Ảnh:internnet

Đại thảm họa động đất Kantō 1923 là một thảm họa ghê gớm tại vùng Kantō của Nhật Bản. Động đất mạnh dẫn tới đổ vỡ nhà cửa, gây ra hỏa hoạn quy mô lớn. Phần lớn người chết và bị thương là do hỏa hoạn. Vào lúc 11 giờ 58 phút 32 giây giờ địa phương ngày 1 tháng 9 năm 1923, một trận động đất mạnh 7,9 độ Richter đã xảy ra ở vị trí 35,1 vĩ độ Bắc - 139,5 kinh độ Đông, dưới đáy biển, cách bờ vịnh Sagami khoảng 80 km về phía Tây Bắc. Đặc điểm của trận động đất này là nạn nhân chết vì nhà sập mái đè ít mà vì hỏa hoạn là chủ yếu - Ảnh:internnet

Về kinh tế, thiệt hại của trận động đất Kantô đã lên đến 60 tỷ Yen theo thời giá khi đó. Nhiều xí nghiệp ngưng hoạt động vì cơ xưởng bị sụp đổ hay bị thiêu hủy, gây ra một làn sóng thất nghiệp. Kinh tế Nhật Bản như thế đã chịu một cú đấm nặng nề vì trận động đất ấy. Hơn thế, lúc đó tình hình kinh tế Nhật Bản vẫn còn chưa được phục hồi từ sau năm 1920 với cuộc khủng hoảng kinh tế hậu chiến. Cuộc khủng hoảng kép này làm cho tình hình kinh tế càng trầm trọng.

Về kinh tế, thiệt hại của trận động đất Kantô đã lên đến 60 tỷ Yen theo thời giá khi đó. Nhiều xí nghiệp ngưng hoạt động vì cơ xưởng bị sụp đổ hay bị thiêu hủy, gây ra một làn sóng thất nghiệp. Kinh tế Nhật Bản như thế đã chịu một cú đấm nặng nề vì trận động đất ấy. Hơn thế, lúc đó tình hình kinh tế Nhật Bản vẫn còn chưa được phục hồi từ sau năm 1920 với cuộc khủng hoảng kinh tế hậu chiến. Cuộc khủng hoảng kép này làm cho tình hình kinh tế càng trầm trọng.

Tuấn Huy (T/H)