Môi trường

Nhiệt độ Trái đất có nguy cơ vượt giới hạn tăng 1,5 độ C

  • Tác giả : Phạm Huy (T/H)
Theo đánh giá mới của Paris Equity Check công bố ngày 6/12, các chính sách về khí hậu của hầu hết các quốc gia giàu có và nhiều nền kinh tế mới nổi có phát thải cao có thể khiến nhiệt độ toàn cầu vượt quá mức tăng 1,5 độ C.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và Văn phòng Khí tượng Vương quốc Anh (Met Office) công bố ngày 9/5 cho thấy, trong 5 năm tới, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,5 độ C do mức độ phát thải khí nhà kính cao kỷ lục.

Trái đất có thể nóng lên trong 5 năm tới?

Nghiên cứu của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và Văn phòng Khí tượng Vương quốc Anh, nhấn mạnh kết quả này không có nghĩa mức tăng nhiệt độ Trái Đất sẽ vượt ngưỡng 1,5 độ C mà Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đã đề ra. Tuy nhiên, theo Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas, nghiên cứu cho thấy nhiệt độ Trái Đất đang “tiến gần và có thể không tránh khỏi ngưỡng tăng này”. Ông cho rằng kết quả nghiên cứu là một lời cảnh tỉnh nữa để kêu gọi thế giới giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Theo nghiên cứu, từ năm 2021 đến năm 2025, mỗi năm, nhiệt độ Trái Đất có thể tăng ít nhất 1 độ C. Thậm chí, có tới 90% khả năng xảy ra tình huống rằng ít nhất một trong số những năm này sẽ trở thành năm nóng nhất từ trước đến nay, vượt qua mức nhiệt ghi nhận năm 2016. Theo báo cáo của WMO đưa ra hồi tháng Tư, năm 2020 là một trong ba năm nóng nhất từng được ghi nhận khi nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Các chính sách tại các quốc gia có thể khiến nhiệt độ trái đất tăng lên.Ảnh (internet).

Các chính sách tại các quốc gia có thể khiến nhiệt độ trái đất tăng lên.Ảnh (internet).

Sử dụng dữ liệu về nhiệt độ từ nhiều nguồn, trong đó có Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA), Cơ quan Đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), WMO cảnh báo hầu hết các khu vực trên thế giới sẽ trở nên ấm hơn trong 5 năm tới. Khi nhiệt độ tăng lên, tốc độ bay hơi cũng tăng và không khí ấm hơn có thể khiến độ ẩm tăng. Biến đổi khí hậu cũng có thể làm thay đổi các mô hình hoàn lưu trong khí quyển và đại dương. Do đó, WMO dự báo khả năng gia tăng các cơn bão nhiệt đới ở Đại Tây Dương, vùng Sahel của châu Phi và Australia (Ôx-trây-li-a) sẽ ẩm ướt hơn, trong khi khu vực Tây Nam của Bắc Mỹ có thể sẽ khô hơn.

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 cũng đã yêu cầu các quốc gia trên thế giới kìm hãm sự ấm dần lên toàn cầu ở mức 1,5-2 độ C. Thế nhưng, cho đến nay, nền nhiệt Trái Đất đã ấm lên trung bình 1 độ C khiến các đợt nắng nóng gây hạn hán và chết người xuất hiện nhiều hơn, các cơn bão nhiệt đới cũng ngày càng trở nên tàn khốc hơn khi khiến nước biển dâng cao.

Theo dữ liệu của EU, kể từ cuối những năm 1970, nền nhiệt toàn cầu đã tăng lên 0,2 độ C mỗi thập kỷ. Tình trạng biến đổi khí hậu đã tăng tốc trong những thập kỷ gần đây do lượng phát thải khí nhà kính ngày càng gia tăng tỉ lệ thuận với việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

Trong số 20 năm qua, có tới 19 năm thế giới ghi nhận mức nhiệt kỷ lục, kể từ khi các dữ liệu bắt đầu được thống kê một cách chính xác vào cuối thế kỷ 19.

Một nghiên cứu công bố hồi tuần trước cũng cho thấy biến đổi khí hậu cũng đã làm gián đoạn các mô hình thời tiết trong khu vực. Điều này thể hiện qua việc Mặt trời rọi nắng nhiều hơn xuống dải băng Greenland, làm băng tan và "bổ sung" nước cho đại dương nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong 12.000 năm qua.

Nhiệt độ của trái đất đến nay tăng lên 1,2 độ C đã gây ra một loạt hiện tượng thời tiết cực đoan, từ các đợt nắng nóng và hạn hán đến lũ lụt và các cơn bão nhiệt đới có sức tàn phá lớn hơn do nước biển dâng. Trong khi đó, phần lớn các quốc gia nghèo nhất thế giới đang trong lộ trình duy trì mức tăng nhiệt trái đất trong phạm vi giới hạn 1,5 độ C. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng các quốc gia nghèo hơn sẽ cần được các nước giàu hỗ trợ tài chính để duy trì sự phát triển phát thải thấp sau năm 2030.

Các quốc gia đã đồng ý với mục tiêu hạn chế sự nóng lên của trái đất trung bình ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Mức tăng nhiệt này được các nhà khoa học cho rằng an toàn hơn để tránh được những tác động nguy hiểm nhất của biến đổi khí hậu.

Phạm Huy (T/H)