Chuyển động

Ngắm Voọc chà vá chân nâu quý hiếm tại Việt Nam

  • Tác giả : Tuấn Huy (T/H)
Voọc chà vá chân nâu là loài linh trưởng nổi tiếng, hiếm hoi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Cùng Khoa học và Đời sống ngắm nhìn và tìm hiểu qua về loài vọoc này.
Loài Voọc chà vá chân nâu thuộc nhóm khỉ cựu lục địa (Old World Monkey), Bộ Linh Trưởng (Primates), Họ Khỉ (Ceropithecidae), và Chi chà vá (Pygathrix).Trong cùng chi chà vá còn có 2 loài khác gần giống với Voọc chà vá chân nâu là Voọc chà vá chân xám và Voọc chà vá chân đen. Về cơ bản, ngoại hình và tập tính của 3 loài này khá giống nhau, chỉ khác nhau đặc trưng ở màu sắc cẳng chân là nâu, xám và đen - Ảnh:internet.

Loài Voọc chà vá chân nâu thuộc nhóm khỉ cựu lục địa (Old World Monkey), Bộ Linh Trưởng (Primates), Họ Khỉ (Ceropithecidae), và Chi chà vá (Pygathrix).Trong cùng chi chà vá còn có 2 loài khác gần giống với Voọc chà vá chân nâu là Voọc chà vá chân xám và Voọc chà vá chân đen. Về cơ bản, ngoại hình và tập tính của 3 loài này khá giống nhau, chỉ khác nhau đặc trưng ở màu sắc cẳng chân là nâu, xám và đen - Ảnh:internet.

Cá thể đực trưởng thành có kích thước lớn hơn nhiều so với cá thể cái trưởng thành. Chiều dài từ mông đến đỉnh đầu của 1 con đực trưởng thành khoảng 55-63cm, trung bình là 59.6cm, con cái trưởng thành là 50-57cm. Con cái chỉ cân nặng khoảng 6.4 – 8kg - Ảnh:moitruongdothi.

Cá thể đực trưởng thành có kích thước lớn hơn nhiều so với cá thể cái trưởng thành. Chiều dài từ mông đến đỉnh đầu của 1 con đực trưởng thành khoảng 55-63cm, trung bình là 59.6cm, con cái trưởng thành là 50-57cm. Con cái chỉ cân nặng khoảng 6.4 – 8kg - Ảnh:moitruongdothi.

Cả hai con đực và cái trưởng thành đều có màu sắc giống nhau. Voọc chà vá chân nâu thường được mệnh danh là Nữ Hoàng Linh Trưởng với bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ gồm Vàng, Nâu hoặc nâu đỏ, Cam, Xám, và đen, và trắng. Đỉnh đầu gần trán có vạt lông màu đen, từ vai đến 2 cánh tay, bàn tay, bàn chân màu đen, mặt có màu vàng sáng và ngực và 2 bên bẹn có viền màu cam, còn lại toàn thân và cánh tay có màu xám, riêng 2 cẳng chân có màu nâu đỏ. Đặc biệt, ở phía mông có mảng trắng hình tam giác kéo dài đến mút đuôi - Ảnh:intetnet.

Cả hai con đực và cái trưởng thành đều có màu sắc giống nhau. Voọc chà vá chân nâu thường được mệnh danh là Nữ Hoàng Linh Trưởng với bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ gồm Vàng, Nâu hoặc nâu đỏ, Cam, Xám, và đen, và trắng. Đỉnh đầu gần trán có vạt lông màu đen, từ vai đến 2 cánh tay, bàn tay, bàn chân màu đen, mặt có màu vàng sáng và ngực và 2 bên bẹn có viền màu cam, còn lại toàn thân và cánh tay có màu xám, riêng 2 cẳng chân có màu nâu đỏ. Đặc biệt, ở phía mông có mảng trắng hình tam giác kéo dài đến mút đuôi - Ảnh:intetnet.

Giữa con đực và con cái có thể phân biệt dựa vào túm lông trắng kéo dài ra ở 2 góc nhọn của tam giác ở con đực trưởng thành, con cái thì không có 2 túm lông dài này. Trên khuôn mặt của con trưởng thành cái và đực đều có bộ râu trắng dài quanh mặt - Ảnh:moitruongdothi.

Giữa con đực và con cái có thể phân biệt dựa vào túm lông trắng kéo dài ra ở 2 góc nhọn của tam giác ở con đực trưởng thành, con cái thì không có 2 túm lông dài này. Trên khuôn mặt của con trưởng thành cái và đực đều có bộ râu trắng dài quanh mặt - Ảnh:moitruongdothi.

Voọc chà vá chân nâu thường xuất hiện trong các khu rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, rừng nửa rụng lá, đôi khi là rừng thứ sinh thường xanh, rừng núi đá vôi, hoặc rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim. Chúng thường chỉ sinh sống, di chuyển trên các tầng tán cây trong rừng nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn đi xuống đất để uống nước hoặc ăn đất để bổ sung thêm chất khoáng - Ảnh:vietnamplus.

Voọc chà vá chân nâu thường xuất hiện trong các khu rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, rừng nửa rụng lá, đôi khi là rừng thứ sinh thường xanh, rừng núi đá vôi, hoặc rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim. Chúng thường chỉ sinh sống, di chuyển trên các tầng tán cây trong rừng nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn đi xuống đất để uống nước hoặc ăn đất để bổ sung thêm chất khoáng - Ảnh:vietnamplus.

Voọc chà vá chân nâu thuộc nhóm khỉ ăn lá, nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn ăn thêm quả hoặc hạt tùy theo mùa khác nhau. Ở mỗi vùng sống khác nhau, các kiểu rừng, thời tiết khác nhau thì Voọc chà vá chân nâu có thành phần thức ăn và ăn các loài cây khác nhau - Ảnh:moitruongdothi

Voọc chà vá chân nâu thuộc nhóm khỉ ăn lá, nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn ăn thêm quả hoặc hạt tùy theo mùa khác nhau. Ở mỗi vùng sống khác nhau, các kiểu rừng, thời tiết khác nhau thì Voọc chà vá chân nâu có thành phần thức ăn và ăn các loài cây khác nhau - Ảnh:moitruongdothi

Voọc chà vá chân nâu là nhóm động vật hoạt động ban ngày và sống chủ yếu trên cây. Các gia đình Voọc thường lựa chọn các cây cao, to, tán dày để ngủ và đặc biệt chúng không bao giờ ngủ trong các hang hoặc vách đá.Các cây thường được chọn làm chỗ ngủ thường ở vị trí khuất gió và chúng sẽ quay trờ lại ngủ ở đó nhiều lần.

Voọc chà vá chân nâu là nhóm động vật hoạt động ban ngày và sống chủ yếu trên cây. Các gia đình Voọc thường lựa chọn các cây cao, to, tán dày để ngủ và đặc biệt chúng không bao giờ ngủ trong các hang hoặc vách đá.Các cây thường được chọn làm chỗ ngủ thường ở vị trí khuất gió và chúng sẽ quay trờ lại ngủ ở đó nhiều lần.

Voọc chà vá chân nâu là loài thuộc danh mục nhóm IIB ở mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam và Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới xếp vào danh sách các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện. Lượng cá thể của loài voọc này ở Việt Nam chiếm tới 83% số lượng voọc trên thế giới; với khoảng 530 cá thể tập trung chủ yếu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.

Voọc chà vá chân nâu là loài thuộc danh mục nhóm IIB ở mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam và Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới xếp vào danh sách các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện. Lượng cá thể của loài voọc này ở Việt Nam chiếm tới 83% số lượng voọc trên thế giới; với khoảng 530 cá thể tập trung chủ yếu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.

Tuấn Huy (T/H)