Thời sự

Một ngày ở làng cổ Đường Lâm

  • Tác giả : Trần Hải
Đường Lâm là ngôi làng cổ lâu đời mang rất nhiều nét văn hóa đặc sắc, truyền thống của làng quê Bắc Bộ.

Làng cổ Đường Lâm (thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội) nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 44 km; trước kia gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi.

Đến Đường Lâm vào ngày đầu xuân, phóng viên Khoa học và Đời sống được tận mắt chứng kiến những nét đặc trưng nguyên vẹn như quần thể những ngôi làng xưa cũ với cây đa, giếng nước, sân đình, đền đài, miếu, nhà thờ…

Bà Cao Thị Thịnh, 69 tuổi, bán hàng nước tại điếm gác cổng làng Mông Phụ cho biết: “Chúng tôi chủ yếu làm nông nghiệp, những năm gần đây kết hợp với làm du lịch. Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua, vì đây là nơi sinh ra Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) và Ngô Quyền. Làng cổ Đường Lâm vừa có bề dày lịch sử, văn hoá, vừa được coi là đất thiêng nên thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm”

Từ Quảng Trị xa xôi, bạn Mạnh Thắng và Lê Na cũng chọn Đường Lâm là nơi du xuân. “Tôi chỉ thấy làng cổ Đường Lâm qua phim ảnh, lần này có dịp ra Hà Nội nên quyết tâm đến đây tham quan. Tôi ấn tượng khi thấy làng còn giữ được rất nhiều ngôi nhà mang kiến trúc xưa, nguyên bản. Đặc biệt tôi rất thích thú khi được trải nghiệm ngồi chõng tre uống nước tại điếm canh đầu làng”, anh Thắng chia sẻ.

“Người dân nơi đây rất thân thiện. Ngôi làng tuyệt đẹp. Những không gian xưa cũ tạo nên giá trị đặc trưng của làng quê Việt Nam đã khiến Đường Lâm có một phong cách không lẫn vào đâu được”, ông Jacques và bà Catherine (du khách người Pháp) lần đầu đến Đường Lâm thích thú chia sẻ.

Ông Hà Hữu Thể, người dân làng cổ Đường Lâm bộc bạch: “Ngôi nhà của tôi đã được hơn 300 năm, còn nghề làm tương của nhà tôi được các cụ truyền lại. Từ ngày phát triển du lịch, các đồng chí lãnh đạo cũng như các ban ngành về động viên duy trì nghề làm tương truyền thống để gìn giữ sản vật địa phương”.

PV Khoa học & Đời sống giới thiệu chùm ảnh làng cổ Đường Lâm những ngày đầu năm mới Quý Mão 2023:

Cổng làng Mông Phụ được xây dựng vào năm 1833 với kiến trúc vòm và lớp đá ong tổ bên cạnh cây đa hơn 300 năm tuổi.

Cổng làng Mông Phụ được xây dựng vào năm 1833 với kiến trúc vòm và lớp đá ong tổ bên cạnh cây đa hơn 300 năm tuổi.

Người dân làng Đường Lâm luôn thân thiện với du khách khi tới đây.

Người dân làng Đường Lâm luôn thân thiện với du khách khi tới đây.

Cụ bà Đỗ Thị Lâm năm nay 95 tuổi tươi cười mời quả Lekima, cụ nói:"Ăn đi con, ngọt lắm, không lấy tiền, không lấy tiền".

Cụ bà Đỗ Thị Lâm năm nay 95 tuổi tươi cười mời quả Lekima, cụ nói:"Ăn đi con, ngọt lắm, không lấy tiền, không lấy tiền".

Nơi đây vẫn còn những nét thuần túy của làng quê đồng bằng Bắc Bộ.

Nơi đây vẫn còn những nét thuần túy của làng quê đồng bằng Bắc Bộ.

Ở Đường Lâm, đi tới đâu du khách cũng có thể thấy những ngôi nhà được xây dựng bằng đá ong.

Ở Đường Lâm, đi tới đâu du khách cũng có thể thấy những ngôi nhà được xây dựng bằng đá ong.

Hàng cột to bằng gỗ lim sơn màu cánh gián tại đình làng Mông Phụ, trong đó có nhiều cột chu vi gần 2m.

Hàng cột to bằng gỗ lim sơn màu cánh gián tại đình làng Mông Phụ, trong đó có nhiều cột chu vi gần 2m.

Bạn Kiều Linh (Trương Định, Hà Nội) cho biết, bạn thấy rất thú vị khi đến đây, đơn giản bởi bạn đang sống ở thành phố, nay được về nơi mà còn giữ được rất nhiều nét xưa của làng quê Bắc Bộ cho nên muốn được thăm nhiều địa điểm ở Đường Lâm.

Bạn Kiều Linh (Trương Định, Hà Nội) cho biết, bạn thấy rất thú vị khi đến đây, đơn giản bởi bạn đang sống ở thành phố, nay được về nơi mà còn giữ được rất nhiều nét xưa của làng quê Bắc Bộ cho nên muốn được thăm nhiều địa điểm ở Đường Lâm.

Ông Tạ Văn Tiến và bà Nguyễn Thị Bích ở phố Bạch Mai, Hà Nội đang dạo bước trên đường lát gạch xưa. Ông bà cảm thấy rất tự hào khi đất nước mình vẫn còn giữ được những ngôi làng cổ như Đường Lâm.

Ông Tạ Văn Tiến và bà Nguyễn Thị Bích ở phố Bạch Mai, Hà Nội đang dạo bước trên đường lát gạch xưa. Ông bà cảm thấy rất tự hào khi đất nước mình vẫn còn giữ được những ngôi làng cổ như Đường Lâm.

Bạn Hồng Liên ở Thanh Xuân, Hà Nội đang tranh thủ chụp lại những chiếc nơm, chiếc giỏ hay bức vách bằng tre.

Bạn Hồng Liên ở Thanh Xuân, Hà Nội đang tranh thủ chụp lại những chiếc nơm, chiếc giỏ hay bức vách bằng tre.

Hai bạn Mạnh Thắng và Lê Na cảm thấy hạnh phúc khi trực tiếp được đi trong làng cổ Đường Lâm chứ không phải là qua phim ảnh.

Hai bạn Mạnh Thắng và Lê Na cảm thấy hạnh phúc khi trực tiếp được đi trong làng cổ Đường Lâm chứ không phải là qua phim ảnh.

Chị Nguyễn Thị Hồng Thúy bên ngôi nhà của bố đẻ để lại. Đây cũng là một ngôi nhà cổ có bậc thềm, chân tường bằng đá ong cùng cánh cửa bằng gỗ rất lạ.

Chị Nguyễn Thị Hồng Thúy bên ngôi nhà của bố đẻ để lại. Đây cũng là một ngôi nhà cổ có bậc thềm, chân tường bằng đá ong cùng cánh cửa bằng gỗ rất lạ.

Ông Hà Hữu Thể đang kiểm tra chất lượng những chum tương, ngôi nhà cổ của ông gồm 7 gian và còn tương đối nguyên vẹn. Đây cũng là một trong số ít gia đình còn giữ nghề làm tương nếp truyền thống.

Ông Hà Hữu Thể đang kiểm tra chất lượng những chum tương, ngôi nhà cổ của ông gồm 7 gian và còn tương đối nguyên vẹn. Đây cũng là một trong số ít gia đình còn giữ nghề làm tương nếp truyền thống.

Ông Jacques và bà Catherine thưởng trà trong ngôi nhà cổ của ông Hùng, một trong những ngôi nhà cổ của Đường Lâm.

Ông Jacques và bà Catherine thưởng trà trong ngôi nhà cổ của ông Hùng, một trong những ngôi nhà cổ của Đường Lâm.

Quán nước chè đầu làng của bà Cao Thị Thịnh.

Quán nước chè đầu làng của bà Cao Thị Thịnh.

Xe ô tô điện là phương tiện chủ yếu cho du khách khi di chuyển trong làng.

Xe ô tô điện là phương tiện chủ yếu cho du khách khi di chuyển trong làng.

Vào những ngày Lễ, Tết, cờ đỏ sao vàng rực rỡ trên đường làng.

Vào những ngày Lễ, Tết, cờ đỏ sao vàng rực rỡ trên đường làng.

Làng cổ Đường Lâm là một di sản quý, rất cần chúng ta gìn giữ bảo tồn.

Làng cổ Đường Lâm là một di sản quý, rất cần chúng ta gìn giữ bảo tồn.

Trần Hải