Khám phá

Loài động vật có tuổi thọ kém nhất thế giới, sống chưa đầy 1 ngày

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Trong số các loài sinh vật tồn tại trên Trái đất, phù du là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí sinh vật có tuổi thọ ngắn nhất.

Phù du là loại côn trùng đã xuất hiện từ hơn 300 triệu năm trước và được ghi nhận có khoảng hơn 3000 loài khác nhau. Chúng được nhận diện bởi thân hình bé nhỏ, yếu ớt với cái đầu nhỏ, mắt to, cánh màng rất yếu nên dễ bị rụng cùng những cái chân rất nhỏ, không dùng để di chuyển mà chỉ để đậu và bám.

Vòng đời của phù du như sau: Ban đầu, nhóm côn trùng thủy sinh nở ra từ trứng rồi trở thành thiếu trùng (nymph) và sống dưới nước tới hai năm. Sau đó, chúng phát triển cánh cho những giai đoạn cuối cùng của vòng đời gần thành trùng (subimago) và thành trùng (imago) để giao phối. Có thể nói, giao phối là một trong những mục đích hay nói đúng hơn là sứ mệnh lớn lao của một phù du.

Loại động vật có tuổi thọ kém nhất thế giới, sống chưa đầy 1 ngày

Loại động vật có tuổi thọ kém nhất thế giới, sống chưa đầy 1 ngày

Trong thực tế, một số thành viên của gia đình loài phù du chết trong vòng vài giờ. Vì vậy bộ phù du dành phần lớn cuộc đời trong nhộng. Một và chỉ một mục đích bộ phù du là một bản tái tạo. Trong khoảng thời gian ngắn này của cuộc sống, nó hình thành các nhóm và nhảy cùng nhau trên tất cả các bề mặt.

Phù du trưởng thành giao phối xong đẻ trứng vào nước, ấu trùng phải sống 1-3 năm ở trong nước, rồi bò lên bờ lột xác mới thành phù du trưởng thành.

Phù du trưởng thành sống ngắn ngủi như vậy, nhưng phù du ấu trùng lại sống khá lâu. Ấu trùng thường vũ hóa sau lúc mặt trời lặn thành bướm non, lúc này đã giống với phù du trưởng thành, nhưng còn một lớp màng mờ bao bọc toàn thân màu đen, cánh xẫm, không linh hoạt, không giao phối được.

Sau khi bướm non lột xác, mới có đuôi cánh màng trong suốt, tươi sáng, thành phù du trưởng thành. Giai đoạn trưởng thành nó không ăn uống gì, chỉ lo việc giao phối, đẻ trứng. Đẻ xong là chết, hàng loạt phù du chết bên hồ đến mức trơn chuội. Từ lúc trứng nở thành ấu trùng thường phải lột xác 20-24 lần có khi đến 40 lần. Ấu trùng phù du là thức ăn ngon của cá.

Phù du trưởng thành sở dĩ chóng chết như vậy bởi miệng của nó đã thoái hóa, không thể ăn uống được gì.

Giang Thu (T/H)