Ảnh

“Làng Rác” Nam Sơn ở Hà Nội

  • Tác giả : Trần Hải
Mùi hôi thối từ những núi rác cao hàng chục mét, nước nhuộm đen đường, rỉ ra từ xe rác… ngày ngày bức tử người dân sống tại khu vực gần bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội).

Ghi nhận ngày 05/12/2022 của PV Khoa học và Đời sống, tại khu vực xung quanh bãi rác Nam Sơn, những núi rác chưa phân loại án ngữ ngồn ngộn bên cạnh các bãi chôn lấp, hay tại lò đốt của nhà máy điện rác Thiên Ý vừa mới được đưa vào vận hành tại Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn.

Người dân nơi đây vẫn đau đáu chờ được đền bù thỏa đáng mới có thể di dời khỏi khu vực ô nhiễm nghiêm trọng - nơi mà họ đã gắn bó nhiều chục năm.

Bà Nguyễn Thị Thảo (xóm Hòa Bình, thôn 2 xã Hồng Kỳ) ở đây từ năm 1986, sống cách bãi rác khoảng 100 mét cho biết, trừ hôm nào có gió Bắc thì đỡ, chứ cứ trời mưa, sương mù xuống, người dân bị bức tử bởi mùi hôi thối. Thậm chí, có lần đốt rác, máy chạy ù ù như máy bay cất cánh. Hôm thì khói bụi um tùm lên trắng trời.

“Chúng tôi không biết kêu ai, ruồi muỗi đậu kín như đỗ đen, có khi phải ăn cơm ở trong màn”, bà Thảo bức xúc.

Cùng cảnh ngộ, ông Nguyễn Đức Thắng (Sơn Nội, Hồng Kỳ, Sóc Sơn) cũng chia sẻ, dù có cổng riêng, xe rác vẫn chạy qua nhà dân. Nước rác từ xe rỉ ra đường bốc mùi hôi thối kinh khủng.

Bà Nguyễn Thị Loan, xóm Hòa Bình mong mỏi: “Tôi sống ở đây được hơn 40 năm, nhà tôi trong vùng ảnh hưởng bãi rác. Không biết 5-10 năm nữa chúng tôi có được di dời không”.

Theo lãnh đạo Sở TN&MT, vùng ảnh hưởng 0 – 500 mét của bãi rác Nam Sơn đã có dự án di dân, đang triển khai thực hiện. Vùng 1.000 mét đã có chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế, nước sạch… Còn vùng ngoài 1.000 mét thành phố đã giao các sở ngành liên quan tiến hành giám sát, quan trắc, có một số chỉ tiêu bị ảnh hưởng nhưng chưa đủ cơ sở xác định do ảnh hưởng từ bãi rác nên chưa có cơ sở pháp lý để xây dựng chính sách hỗ trợ.

Phóng viên Khoa học & Đời sống ghi lại một số hình ảnh cuộc sống của người dân sống cạnh rác tại Nam Sơn.

Bãi rác ven đường ở cổng Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn).

Bãi rác ven đường ở cổng Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn).

Bãi rác chưa phân loại cao ngồn ngộn hơn cả hàng cây bên trong Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn.

Bãi rác chưa phân loại cao ngồn ngộn hơn cả hàng cây bên trong Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn.

Bà Nguyễn Thị Liên, 70 tuổi ở thôn 2, xóm Hòa Bình, Xã Hồng Kỳ nói rằng: “Mùi rác bốc lên như mùi phân lợn, còn mùa hè thì bạt ngàn ruồi”.

Bà Nguyễn Thị Liên, 70 tuổi ở thôn 2, xóm Hòa Bình, Xã Hồng Kỳ nói rằng: “Mùi rác bốc lên như mùi phân lợn, còn mùa hè thì bạt ngàn ruồi”.

Bà Vũ Thị Tam, 65 tuổi nhăn mặt nói: “Thối lắm chú ơi, không ai hình dung được cái thối của bãi rác đâu, bịt mũi không được, chùm chăn cũng không xong. Đang ăn nếu mà thấy thối thì cũng nhắm mắt cố mà nuốt...”

Bà Vũ Thị Tam, 65 tuổi nhăn mặt nói: “Thối lắm chú ơi, không ai hình dung được cái thối của bãi rác đâu, bịt mũi không được, chùm chăn cũng không xong. Đang ăn nếu mà thấy thối thì cũng nhắm mắt cố mà nuốt...”

Kể cả không có dịch bệnh thì người dân Nam Sơn vẫn phải đeo khẩu trang để giảm bớt mùi hôi thối từ bãi rác.

Kể cả không có dịch bệnh thì người dân Nam Sơn vẫn phải đeo khẩu trang để giảm bớt mùi hôi thối từ bãi rác.

Ông Chu Văn Ngát, 64 tuổi sinh sống ở đây từ những năm 1970. Nhìn dòng nước suối đen ngòm, ông Ngát nói: “Con đỉa, con cua, con ốc cũng không thể sống nổi”.

Ông Chu Văn Ngát, 64 tuổi sinh sống ở đây từ những năm 1970. Nhìn dòng nước suối đen ngòm, ông Ngát nói: “Con đỉa, con cua, con ốc cũng không thể sống nổi”.

Khu vực xử lý nước thải của Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn.

Khu vực xử lý nước thải của Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn.

Bên trong khu xử lý chất thải Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn.

Bên trong khu xử lý chất thải Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn.

Cuộc sống cạnh rác của người dân Nam Sơn.

Cuộc sống cạnh rác của người dân Nam Sơn.

Trần Hải