Khám phá

Khám phá những đường biên giới kỳ lạ "không bình thường" trên thế giới

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Các cây cầu, con sông hay đường ngăn cách xuyên nhà ở... không chỉ là đường biên giới độc đáo giữa 2 quốc gia mà còn là nơi giao nhau của 3, thậm chí 4 nước láng giềng.

Đường biên giới quốc gia là đường phân định giới hạn lãnh thổ hay lãnh hải của một nước với nước tiếp giáp, hoặc hải phận quốc tế. Tuy nhiên, không chỉ là những khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt, một số đường biên giới ở nhiều nước khá kỳ lạ.

Hà Lan - Bỉ: Đường biên giới hòa bình

Ngồi trong một quán nước Hà Lan nhấm nháp một ly cà phê và nhìn sang nước Bỉ láng giềng, đó là cuộc sống ở thị trấn Baarle nằm vắt ngang biên giới giữa Hà Lan và Bỉ. Baarle - Nassau (Hà Lan) và Baarle - Hertog (Bỉ) là 2 thành phố có chung đường biên giới, cũng là đường biên giới quốc tế phân chia hai nước này.

Nhưng một điều thú vị là đường biên giới này không liền mạch mà đứt quãng và sự lộn xộn tạo này đã nên một tình cảnh khá kỳ lạ cho người dân nơi đây. Vì thế, trong một khu vực thuộc lãnh thổ của Hà Lan, lại có 24 khoảng lãnh thổ thuộc Bỉ và 3 khu đất dọc theo biên giới Hà Lan – Bỉ. Thú vị hơn, trong khu đất của Bỉ lại có đến 7 khu đất thuộc Hà Lan.

Có rất nhiều ngôi nhà bị “chia đôi” bởi đường biên giới, vì vậy theo quy ước, quốc tịch của người dân sống trong ngôi nhà này sẽ được quyết định theo hướng của cửa chính. Nó phức tạp đến nỗi có thể chạy thẳng vào cổng của một khu nhà, chạy xuyên qua một cửa hàng hay chạy ra từ phía sau của một siêu thị. Có một khoảng thời gian theo luật pháp Hà Lan, nhà hàng phải đóng cửa sớm hơn một chút. Chính vì vậy, tại các nhà hàng “nửa Bỉ nửa Hà Lan”, các khách hàng đơn giản chỉ cần thay đổi chỗ ngồi, chuyển sang bàn khác thuộc phía Bỉ là có thể tiếp tục thưởng thức bữa ăn.

Vấn đề địa lý kỳ lạ của Baarle-Hertog (Bỉ) và Baarle-Nassau (Hà Lan) là kết quả của những giao dịch đất đai, thỏa thuận và trao đổi giữa Chúa tể vùng Breda và Công tước vùng Brabant từ thời thế kỷ XII.

Mỹ, Canada: đường biên giới cắt ngang nhà hát

Đường biên giới của Mỹ và Canada vô cùng đặc biệt, nó chia cắt thư viện Haskell Free và nhà hát Opera ra làm hai. Điểm thú vị là sân khấu của nhà hát thì thuộc địa phận Canada nhưng cổng vào và hầu hết ghế ngồi thì nằm bên phía nước Mỹ. Vì thế, nhà hát này có đến 2 địa chỉ, một ở Mỹ và một của Canada.

Mexico và Mỹ

Đường biên giới giữa Mexico và Mỹ là biên giới có nhiều người qua lại nhất trên thế giới, gần 1 triệu người nhập cư tìm đường qua biên giới giữa Mexico và Mỹ mỗi năm. Đường biên giới này trải qua nhiều loại địa hình, từ đô thị đến sa mạc.

Thụy Điển - Na Uy

Cầu Svinesund cũ là nơi ngăn cách thành phố Stromstad, Thụy Điển và thành phố Halden của Na Uy. Trên ảnh là cây cầu cũ dài khoảng 1 km được xây dựng năm 1946, với đường biên giới phân chia bên trái là Thụy Điển, bên phải là Na Uy.

Do mật độ giao thông ngày càng cao, một cây cầu cao tốc mới kết nối 2 quốc gia được mở ra vào năm 2005.

Ba Lan - Ukraine

Một phần biên giới giữa 2 quốc gia được trang trí bằng những con cá khổng lồ, tạo hình trên đất trồng trọt.

Đường ranh giới Ba Lan - Ukraine. ẢNh iViVu

Đường ranh giới Ba Lan - Ukraine. ẢNh iViVu

Tác phẩm nghệ thuật này được tạo nên bởi nghệ sĩ Jarosław Koziara cùng các nghệ sĩ người Ba Lan và Ukraine, mang thông điệp văn hóa và thiên nhiên đã vượt ra khỏi biên giới do con người tạo nên.

Đức - Hà Lan

Đường kim loại chạy qua giữa trung tâm thương mại Eurode, phân chia ranh giới giữa Đức và Hà Lan.

Đường kim loại chạy qua giữa trung tâm thương mại Eurode, phân chia ranh giới giữa Đức và Hà Lan. Ảnh: Kogapic.

Đường kim loại chạy qua giữa trung tâm thương mại Eurode, phân chia ranh giới giữa Đức và Hà Lan. Ảnh: Kogapic.

Ở 2 bên của tòa nhà đặt 2 hòm thư của từng quốc gia. Tuy nhiên, những bức thư được gửi từ Đức đến Hà Lan và ngược lại phải mất một tuần để tới nơi.

Áo - Slovakia - Hungary

Ảnh: Corinna Back.

Ảnh: Corinna Back.

Một bàn ăn dã ngoại hình tam giác nằm giữa cánh đồng là biên giới của 3 nước châu Âu: Áo, Slovakia và Hungary. Trên mặt bàn có biểu tượng của 3 quốc gia. Chiếc bàn nằm trong khuôn viên của một công viên điêu khắc. Tại đây, phần lớn tác phẩm được tạo ra có sử dụng hình tam giác trong thiết kế, tượng trưng cho sự thống nhất giữa ba quốc gia.

Giang Thu (T/H)