Môi trường

Hiểm họa biến đổi khí hậu được sánh ngang với khủng hoảng tài chính

  • Tác giả : Phạm Huy (T/H)
Biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ tiềm ẩn mà là mối đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của cả nhân loại .Nghiên cứu cho thấy, người dân toàn cầu đang coi biến đổi khí hậu là mối đe dọa chính, ngang bằng với các cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra.

Những hệ lụy khôn lường của biến đổi khí hậu đang hiện hữu trước mắt, gióng hồi chuông cảnh báo tới các hoạt động tàn phá môi trường sống của chính con người. Theo số liệu mới nhất từ khảo sát về Thực trạng khí hậu (Climate Reality Barometer)[1] của Epson, người dân toàn cầu đang đẩy mạnh nỗ lực cá nhân để ngăn chặn biến đổi khí hậu (BĐKH).

Nghiên cứu từ các nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu cũng cho thấy, mặc dù nền kinh tế thế giới không tập trung nỗ lực giải quyết thách thức về khí hậu ở thời điểm hiện tại, thì biến đổi khí hậu vẫn là mối quan tâm hàng đầu của người dân.

Cảnh khô hạn tại hồ Chilwa ở khu vực Zomba, miền đông Malawi, ngày 19/10/2018. (Ảnh:internet)

Cảnh khô hạn tại hồ Chilwa ở khu vực Zomba, miền đông Malawi, ngày 19/10/2018. (Ảnh:internet)

Biến đổi khí hậu – mối đe dọa cấp bách

Ngày nay, BĐKH được cho là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại thế kỷ 21 do tác động nghiêm trọng và trực tiếp đến Trái đất. Các nhà khoa học cho biết, tốc độ BĐKH đang xảy ra nhanh hơn 20 – 50 lần so với bất kỳ giai đoạn BĐKH nào trong lịch sử Trái đất. Từ năm 2015, nhiệt độ toàn cầu đã ấm lên trung bình 1 độ C, làm gia tăng tần suất các đợt nắng nóng gây hạn hán và chết người, cũng như các cơn bão nhiệt đới. Hiện, có nhiều nước và vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương hơn và chống chọi yếu hơn trước tác động của BĐKH.

Theo giới khoa học, nhiệt độ toàn cầu phải được kiểm soát mức tăng không quá 1,5 độ C so với mức ở thời kỳ tiền công nghiệp, nhưng khả năng Trái đất nóng lên trong vòng 5 năm tới vẫn tiếp tục gia tăng. Hồi tháng 4/2021, báo cáo về tình trạng khí hậu thế giới của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã nhấn mạnh, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 1,2 độ C.

Đáng chú ý, các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng khí hậu chính là những nước ít chịu trách nhiệm nhất trong việc tạo ra nó, như các chính phủ và các nhà hoạt động vì môi trường luôn nhấn mạnh, những quốc gia đã giúp việc thích ứng trở thành ưu tiên hàng đầu. Thích ứng với BĐKH là một trụ cột chính của Thỏa thuận Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu, nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của các quốc gia và cộng đồng khác nhau đối với BĐKH bằng cách tăng cường khả năng của họ trong việc hấp thụ các tác động.

Khoảng 80% thành phố trên thế giới đang phải đối mặt những hiểm họa khí hậu nghiêm trọng như nắng nóng, lũ lụt và hạn hán do biến đổi khí hậu gây ra. Thông tin trên được tổ chức phi lợi nhuận quốc tế về môi trường CDP công bố trong báo cáo Bảo vệ con người và hành tinh, sau khi tiến hành khảo sát 998 thành phố.

Báo cáo cho thấy hơn 30% thành phố, với ít nhất 70% dân số, đối mặt các mối đe dọa liên quan khí hậu. Gần 67% thành phố được dự báo phải đối mặt những hiểm họa khí hậu ngày càng khốc liệt, 50% thành phố bị cho là sẽ phải hứng chịu thảm họa thường xuyên vào năm 2025. Thống kê cho thấy, mưa lũ tại Pakistan đã cướp đi sinh mạng của gần 1.700 người, trong khi bão Ian khiến hơn 100 người thiệt mạng ở Florida (Mỹ). Báo cáo của CDP khẳng định, người già ở các hộ gia đình có thu nhập thấp, trẻ em và các cộng đồng thiểu số là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Cộng đồng quốc tế đã nỗ lực giải quyết khủng hoảng khí hậu. Điều này được thể hiện tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26), nhưng liệu rằng những nỗ lực này có thể chuyển hóa thành những hành động cụ thể hay không? Các quốc gia trên thế giới sẽ hiện thực hóa các nỗ lực bằng những kết quả cụ thể hay quyết tâm vẫn chỉ dừng lại ở những cam kết mơ hồ?

Có thể thấy, bất chấp tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, các cuộc xung đột và hóa đơn năng lượng tăng cao, khủng hoảng khí hậu vẫn luôn là nỗi lo của nhiều người dân trên toàn thế giới.

Lực lượng cứu hộ sơ tán người dân khỏi vùng ngập lụt do mưa bão ở thành phố Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến, miền Đông Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua.

Lực lượng cứu hộ sơ tán người dân khỏi vùng ngập lụt do mưa bão ở thành phố Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến, miền Đông Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua.

Các vấn đề tài chính trước mắt hiện là mối quan tâm hàng đầu. Cụ thể, khi được khảo sát, người Việt Nam cho biết “khắc phục kinh tế” là yếu tố đứng đầu danh sách ưu tiên với 30,7% lựa chọn, trong khi đó BĐKH đứng ở vị trí thứ hai với 19,3%.

Theo kết quả khảo sát, những lo ngại về BĐKH không dẫn đến bi quan. Thời điểm trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về BĐKH của Liên Hợp Quốc (UN Climate Change Conference - COP26) vào tháng 11/2021, có tới 46% người được hỏi trên toàn cầu tin rằng có thể kiểm soát được thảm họa khí hậu trong đời.

Kết quả khảo sát của của Epson cho thấy sự lạc quan ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu dường như mâu thuẫn với thực trạng khí hậu hiện nay. Năm 2022, Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), cho biết: “BĐKH do con người gây ra đang phá vỡ sự cân bằng vốn có của tự nhiên ở mức độ lan rộng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới...”

Khảo sát Climate Reality Barometer (Khảo sát mức độ nhận thức về Biến đổi khí hậu) do Epson thực hiện nhằm mục đích nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng về những tác động từ biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến những quyết định chuyển đổi kinh doanh, cũng như cung cấp nhiều thông tin thiết thực cho các nhà làm chính sách

Kết quả khảo sát của của Epson cho thấy sự lạc quan ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu dường như mâu thuẫn với thực trạng khí hậu hiện nay. Năm 2022, Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), cho biết: “BĐKH do con người gây ra đang phá vỡ sự cân bằng vốn có của tự nhiên ở mức độ lan rộng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới...

Chỉ tính riêng trong năm nay, sự phá vỡ yếu tố cân bằng của tự nhiên này đã gây ra các hiện tượng khí hậu bất thường trên khắp các châu lục, bao gồm cả những trận 'siêu hạn hán' kéo dài hàng thập kỷ ở châu Phi và Nam Mỹ; sự ấm lên nhanh chóng ở cả Bắc Cực và Nam Cực; lũ lụt nặng nề tại châu Á và châu Úc; thời tiết nóng chưa từng có trên toàn châu Âu; và sự biến mất của các hồ ở Bắc Mỹ.

Thách thức trước mắt mà các nền kinh tế trên toàn cầu phải đối mặt, bao gồm cả tình trạng giá năng lượng và lương thực tăng cao, là nguyên nhân và hệ quả của BĐKH. Một trong những hành động thiết thực, mạnh mẽ nhất mà các quốc gia có thể thực hiện ngay bây giờ là lên kế hoạch dài hạn, tạo điều kiện cho các hoạt động xử lý vấn đề BĐKH.

Biến đổi khí hậu gây nên những tác động tiêu cực trong năm qua. Trong ảnh: Người dân đợi chính phủ phân phối nước gần Kuruti, thuộc hạt Garissa, Kenya.

Biến đổi khí hậu gây nên những tác động tiêu cực trong năm qua. Trong ảnh: Người dân đợi chính phủ phân phối nước gần Kuruti, thuộc hạt Garissa, Kenya.

Mặc dù các cá nhân đang tích cực hành động, song, rõ ràng như vậy là chưa đủ. Muốn thế giới đạt mục tiêu về BĐKH và tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc không thể thay đổi, Chính phủ cần điều tiết yếu tố bền vững, doanh nghiệp cần phát triển chính sách và công nghệ bền vững, và các cá nhân cần đẩy nhanh việc thay đổi lối sống hơn nữa.

Mặc dù các cá nhân đang tích cực hành động, song, rõ ràng như vậy là chưa đủ. Muốn thế giới đạt mục tiêu về BĐKH và tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc không thể thay đổi, Chính phủ cần điều tiết yếu tố bền vững, doanh nghiệp cần phát triển chính sách và giải pháp duy nhất cho BĐKH, tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm xử lý vấn đề chung./.

Phạm Huy (T/H)