Dữ liệu y khoa

Giun chui chân tay

  • Tác giả : N.Hà (ghi)
(khoahocdoisong.vn) - Khi thấy giun dưới da cần đi xét nghiệm để điều trị sớm bởi các loại ký sinh trùng đào hầm dưới da thường gây các bệnh lý khác nguy hiểm hơn trong cơ thể.

Ông Trần Văn K. (57 tuổi, Nam Định) tự nhiên thấy ở chân nổi lên hình ngoằn ngoèo. Ông chích nhẹ 1 đầu và di tay ra được 2 con giun. Chủ quan cho rằng giun đã ra hết nên ông không đi khám. Khi bị đau dạ dày – tá tràng phải phẫu thuật, các bác sĩ soi kính hiển vi tiêu bản thấy giun lúc nhúc trong dịch tá tràng.

Lời bàn: GS.TS Nguyễn Văn Đề, nguyên Trưởng Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, nhiều người chủ quan khi thấy giun sán từ trong cơ thể chui ra hoặc bắt được giun thì nghĩ rằng thế là hết giun. Tuy nhiên, trong cơ thể vẫn còn có các ấu trùng khác tồn tại.

Việc không đi khám và điều trị kịp thời khiến nhiều người bị chấn đoán nhầm là viêm ruột, loét dạ dày tá tràng, tràn dịch màng phổi, thận, lao, u não...

Vì vậy, sau khi thấy giun dưới da cần đi xét nghiệm để điều trị sớm bởi các loại ký sinh trùng đào hầm dưới da thường gây các bệnh lý khác nguy hiểm hơn trong cơ thể.

N.Hà (ghi)