Năm nay, đề thi dễ ở một số môn khiến điểm thi tăng vọt, nhiều thí sinh trượt đại học là do thước đo thay đổi, cách tuyển sinh không chuẩn, không nên đổ hoàn toàn trách nhiệm cho thí sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay đã trao đổi với một số trường đại học lớn và các trường cho biết sẵn sàng xét tuyển bổ sung thí sinh có điểm thi cao nhưng trượt đại học.
Theo Bộ GD&ĐT, cả nước có 30 mã ngành lấy điểm chuẩn cao hơn năm ngoái 9-11 điểm. Thực tế, điểm trúng tuyển tăng vọt thường rơi vào ngành có xét môn Tiếng Anh.
Điểm chuẩn các trường đại học công bố trong 2 ngày qua đã tạo nên một cú sốc lớn đối với một số thí sinh vì sập “bẫy điểm cao”, khi mà ngay cả nguyện vọng an toàn cũng trượt khỏi tầm tay.
Sau khi công bố điểm chuẩn vào hệ đại học chính quy dựa trên phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh "khóc ròng" khi điểm cao vẫn trượt nguyện vọng. Tuy nhiên, chuyên gia giáo dục và lãnh đạo nhà trường lại có góc nhìn khác về hiện tượng điểm chuẩn năm nay.
Điểm chuẩn của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên dao động từ 18 - 26,6 điểm. Trong đó, ngành Máy tính và khoa học thông tin (chương trình đào tạo chất lượng cao) có điểm chuẩn cao nhất.
Đến ngày 16/9, hầu hết các trường đại học đã công bố điểm chuẩn theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Điểm thi năm nay tăng mạnh so với năm trước, thí sinh đạt 9 điểm/môn vẫn trượt nguyện vọng 1.
Ngành Hàn Quốc học của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH QGHN) năm nay vẫn tiếp tục đạt kỷ lục 30 điểm, còn ngành Ngữ Văn chất lượng cao của trường ĐH Hồng Đức lên tới 30,5 điểm.
Trường ĐH Xây dựng Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2021 vào các ngành theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.