Dữ liệu y khoa

Các xét nghiệm giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

  • Tác giả : Thúy Nga
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính phổ biến thứ 2 sau ung thư vú. Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên hãy thực hiện các xét nghiệm sàng lọc để phát hiện sớm bệnh.

BS.CKII Nguyễn Quốc Dũng cho biết, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3, là loại phổ biến thứ 2 sau ung thư vú. Mỗi năm có khoảng gần nửa triệu trường hợp mắc mới, gặp nhiều ở các nước đang phát triển.

Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh nhân ung thư ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ mắc cao ở trung, nam Mỹ, nam và đông phi và vùng Caribe.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong. Tất cả đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục.

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính có liên quan tới các viêm nhiễm mạn tính do các loại virus sinh u nhú ở người HPV. HPV được phát hiện trong 99,7% các khối u của cổ tử cung, có 2 type nguy cơ cao là HPV 16, HPV 18.

Ung thư cổ tử cung điều trị sớm tỷ lệ sống sau 5 năm là 95%.

Ung thư cổ tử cung điều trị sớm tỷ lệ sống sau 5 năm là 95%.

Ung thư cổ tử cung tiến triển chậm, từ những tổn thương viêm nhiễm mạn tính do virus sinh u nhú HPV, với các tổn thương loạn sản trong biểu mô (CIN) rồi ung thư xâm lấn.

Với việc khám sàng lọc bằng lâm sàng và xét nghiệm PAP định kỳ hàng năm, sẽ giúp việc chẩn đoán lâm sàng tình trạng tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm có thể điều trị khỏi được.

Các yếu tố tăng nguy cơ cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung cũng giống như những yếu tố nguy cơ của các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) bao gồm: quan hệ tình dục sớm, mang thai nhiều lần và có nhiều bạn tình.

Việc duy trì lối sống lành mạnh, chung thủy 1 vợ 1 chồng, giữ vệ sinh sinh dục tốt là biện pháp dự phòng hữu hiệu nhất việc lây nhiễm HPV.

Theo các tài liệu y khoa, ung thư cổ tử cung là ung thư tiến triển chậm thường do vi rút HPV gây ra, lây lan qua đường tình dục. Điều nguy hiểm là các dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm rất mơ hồ, hầu như không có triệu chứng.

Theo tổ chức WHO, ung thư ở giai đoạn sớm nếu được điều trị kịp thời, tỷ lệ sống sau 5 năm là 95%. Ngược lại, nếu ở giai đoạn muộn, khi ung thư đã di căn xa mới được phát hiện, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn 10%.

Dấu hiệu đặc trưng cảnh báo phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung là âm đạo ra máu bất thường, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục, giữa các chu kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh.

Để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên đi khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc:

Xét nghiệm phiến đồ Pap: có Pap thường và Pap mỏng (Thin Pap).

Xét nghiệm gen: HPV – PCR, HPV – DNA, Hybrid Capture II, Cobas HPV Test

Thời điểm sàng lọc: Xét nghiệm định kỳ cho phụ nữ 30 – 65 tuổi làm Pap và HPV. Phụ nữ 21 tuổi trở lên có Pap bất thường thì phải làm HPV. Nếu cần sẽ làm soi cổ tử cung.

Thúy Nga