Dữ liệu y khoa

Các phương pháp điều trị suy thận mạn hiện nay

  • Tác giả : PV
Suy thận mạn là bệnh lý gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người mắc.

Do đó, tìm kiếm cách điều trị suy thận mạn hiệu quả và an toàn được rất nhiều người bệnh quan tâm.

Điều trị suy thận mạn theo căn nguyên

Kiểm soát tốt nguyên nhân gây suy thận mạn giúp bảo vệ thận và làm chậm tiến triển của bệnh. Đối với phần lớn người bệnh, phác đồ điều trị suy thận mạn đó là kiểm soát chặt chẽ chỉ số đường huyết (người mắc tiểu đường) và huyết áp (người bị tăng huyết áp) bằng các thuốc, chế độ ăn uống, luyện tập, giảm cân, thay đổi thói quen sinh hoạt.

Điều trị làm chậm tiến triển của suy thận mạn

Các phương pháp điều trị giúp làm chậm tiến triển của suy thận mạn sang giai đoạn nặng bao gồm:

Kiểm soát lipid máu

Người mắc suy thận mạn có nguy cơ rối loạn lipid máu cao nhất. Do đó, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra trong những đợt tái khám. Đối với trường hợp người mắc xuất hiện tình trạng lipid máu cao sẽ được chỉ định điều trị như sau:

● Nếu triglyceride trên 500 mg/dL: Thay đổi lối sống và sử dụng thuốc nhóm fibrate (thường dùng nhất là fenofibrate). Nếu suy thận giai đoạn cuối, ưu tiên sử dụng gemfibrozil.

● Nếu chỉ số LDL trong khoảng 100 - 129 mg/mL và đã thay đổi lối sống sau hơn 3 tháng nhưng không đạt hiệu quả như mong muốn, người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc nhóm statin (atorvastatin, rosuvastatin, simvastatin,...).

● Nếu LDL trên 130 mg/mL: Chỉ định sử dụng thuốc nhóm statin kết hợp cùng lúc thay đổi lối sống (tiêu thụ protein 0,75 g/kg/ngày đối với giai đoạn 1-3 và 0,6 g/kg/ngày đối với giai đoạn 4-5; đảm bảo năng lượng 35-40 kcal/kg/ngày; ngừng hút thuốc lá; kiểm soát tình trạng béo phì; tập thể dục thường xuyên).

Kiểm soát huyết áp

Hầu hết người bệnh, nhất là người có tiểu đạm (protein) được chỉ định sử dụng các loại thuốc như: Ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin II. Những thuốc này không chỉ giúp hạ huyết áp mà còn tăng cường chức năng thận.

Kiểm soát huyết áp giúp làm chậm tiến triển của bệnh suy thận

Kiểm soát huyết áp giúp làm chậm tiến triển của bệnh suy thận

Điều trị các biến chứng suy thận mạn

Nếu không được điều trị sớm và kịp thời, suy thận mạn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: Thiếu máu, loạn dưỡng xương, bệnh tim mạch, tăng kali máu, toan chuyển hoá,... Khi đó, người bệnh được chỉ định điều trị như sau:

● Thiếu máu: Bổ sung hormon erythropoietin, sắt giúp tăng sản xuất tế bào hồng cầu. Điều này giúp giảm mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

● Loạn dưỡng xương: Bổ sung canxi và vitamin D giúp ngăn ngừa loãng xương, giảm nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên các thuốc này có thể gây tăng canxi huyết, tăng phospho máu, vôi hoá canxi ngoài xương.

● Toan chuyển hoá: Sử dụng natri bicarbonate bằng đường truyền tĩnh mạch hoặc uống tuỳ theo chỉ định của bác sĩ.

● Tăng kali máu: Sử dụng thuốc lợi tiểu quai và hạn chế các thực phẩm nhiều kali (cam, dưa lưới, mơ, mận khô, nho khô, cà chua, bưởi,...).

Điều trị thay thế thận

Điều trị suy thận bằng cách thay thế thận thường được chỉ định đối với người có mức lọc cầu thận (eGFR) dưới 15 ml/phút. Mục đích giúp điều trị biến chứng ure huyết cao, cân bằng nước - điện giải. Các phương pháp này bao gồm:

● Thẩm phân phúc mạc: Phương pháp này có thể thực hiện tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Trong quá trình thực hiện, một ống mỏng được đưa vào bụng và lấp đầy khoang bụng bằng dung dịch thẩm tách có tác dụng hấp thụ chất thải cũng như chất lỏng dư thừa. Sau một thời gian, dung dịch này được đưa ra ngoài và mang theo các chất thải.

● Chạy thận nhân tạo định kỳ: Phương pháp này cần được thực hiện tại bệnh viện để bác sĩ theo dõi và kịp thời xử lý nếu có biến chứng xảy ra. Trong chạy thận nhân tạo, máy sẽ lọc các chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu.

● Ghép thận: Người bệnh được thực hiện phẫu thuật thay thế một quả thận từ người hiến tặng. Sau khi cấy ghép, chức năng thận của người bệnh có thể trở về bình thường. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng thuốc chống thải ghép suốt đời để cơ thể không từ chối cơ quan mới.

Dành dành - Giải pháp thảo dược giúp kiểm soát các triệu chứng và biến chứng suy thận an toàn, hiệu quả

Rất nhiều nghiên cứu tại các trường đại học và bệnh viện của Trung Quốc (Cao đẳng Y học cổ truyền Trung Quốc, Khoa học Dược phẩm thuộc Đại học Y Côn Minh,...) đã chứng minh các hoạt chất từ quả cũng như thân cây dành dành có tác dụng bảo vệ thận, chống xơ hóa thận, tăng cường chức năng của thận.

Quả dành dành có tác dụng bảo vệ thận, chống xơ hóa thận và tăng cường chức năng thận

Quả dành dành có tác dụng bảo vệ thận, chống xơ hóa thận và tăng cường chức năng thận

Nắm bắt được những thành tựu ấy, các nhà nghiên cứu đã bào chế thành công sản phẩm Ích Thận Vương. Sản phẩm có thành phần chính là cao dành dành kết hợp với các thảo dược quý khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, râu mèo, mã đề,... giúp bổ thận; giảm triệu chứng tiểu bọt, tiểu đêm nhiều lần, tiểu rắt, tiểu khó, bí tiểu do chức năng thận kém; giảm độ suy thận và ngừa suy thận tiến triển do bệnh tiểu đường, huyết áp cao và các bệnh thận khác.

Sau gần 15 năm ra đời, Ích Thận Vương nhận được sự quan tâm đông đảo của nhiều người bệnh. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh Tế Việt Nam năm 2021, có đến 92,9% người dùng sử dụng Ích Thận Vương hài lòng về tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh suy thận.

Qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị suy thận mạn. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị cũng như xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh đừng quên kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Ích Thận Vương để cải thiện triệu chứng và biến chứng suy thận nhé. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào về bệnh suy thận, mời bạn liên hệ theo hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được giải đáp và tư vấn chính xác nhất.

PV