Khám phá

Ba "quả núi” nổi tiếng nằm ở trung tâm Hà Nội

  • Tác giả : Quốc Lê
Nằm ở các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Đống Đa, ba "quả núi" này gắn liền với lịch sử thăng trầm của thủ đô Hà Nội qua nhiều thế kỷ.
Kham pha ba “qua nui” noi tieng nam o ba quan trung tam Ha Noi
1. Núi Nùng là tên gọi của một quả núi nhân tạo độc đáo sừng sững ngay giữa trung tâm quận Ba Đình của thủ đô Hà Nội. Núi nằm ở phía Tây của Vườn bách thảo, một khu vườn thực vật có lịch sử lâu đời của thủ đô.
Kham pha ba “qua nui” noi tieng nam o ba quan trung tam Ha Noi-Hinh-2
Theo các tư liệu lịch sử, vào đầu thời kỳ thuộc địa, ở phường Khán Xuân gần hồ Tây, người Pháp đã cho xây dựng một quần thể vườn bách thảo. Để cảnh quan bớt đơn điệu do địa hình bằng phẳng, các nhà thiết kế vườn đã cho đắp một ngọn đồi cao khoảng 10 mét làm điểm nhấn.
Kham pha ba “qua nui” noi tieng nam o ba quan trung tam Ha Noi-Hinh-3
Quả đồi được gọi là núi Nùng, theo tên gọi của một quả núi thiêng huyền thoại gắn với kinh thành Thăng Long xưa. Ngoài ra núi Nùng còn có tên khác là núi Sưa, vì phía trên trồng nhiều cây sưa. Mặt phía Đông của núi Nùng có đền Sưa.
Kham pha ba “qua nui” noi tieng nam o ba quan trung tam Ha Noi-Hinh-4
Ngày nay, núi Nùng là một điểm tham quan thú vị ở Hà Nội. Từ trên đỉnh núi có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu Vườn bách thảo rộng lớn. Đây cũng là địa điểm chụp ảnh cưới được giới trẻ thủ đô ưa chuộng.
Kham pha ba “qua nui” noi tieng nam o ba quan trung tam Ha Noi-Hinh-5
2. Nằm bên bờ hồ Hoàn Kiếm ở quận Hoàn Kiếm, tháp Bút là một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng về thủ đô Hà Nội. Tháp được đặt trên núi Độc Tôn, một công trình có lịch sử khá đặc biệt, gắn với thời các chúa Trịnh.
Kham pha ba “qua nui” noi tieng nam o ba quan trung tam Ha Noi-Hinh-6
Theo sử sách, vào thế kỷ 18, chúa Trịnh Doanh (1720-1767) đã cho xếp đá để xây hòn núi này nhằm kỷ niệm việc việc đập tan cuộc nổi dậy của quận Hẻo – Nguyễn Danh Phương ở vùng Tam Đảo. Núi Độc Tôn khi đó nằm cạnh lối vào cung Khánh Thụy, sau này trở thành đền Ngọc Sơn.
Kham pha ba “qua nui” noi tieng nam o ba quan trung tam Ha Noi-Hinh-7
Đến năm 1865, Nguyễn Văn Siêu, danh sĩ nổi tiếng của Hà Nội, đã đứng ra sửa sang lại toàn bộ khu đền Ngọc Sơn. Trên núi Độc Tôn, ông cho xây dựng một tháp đá có đỉnh hình ngọn bút lông. Trên thân tháp có tạc ba chữ “Tả Thanh Thiên” có nghĩa là “viết lên trời xanh”.
Kham pha ba “qua nui” noi tieng nam o ba quan trung tam Ha Noi-Hinh-8
Theo dụng ý của Nguyễn Siêu, tháp Bút và núi Độc Tôn là một “bộ đôi” không thể tách rời, là biểu tượng của "Văn" và "Võ", mang đậm nhân sinh quan Nho giáo. Nhưng theo dòng thời gian, người ta chỉ còn nhắc đến tháp Bút, còn lịch sử 4 thế kỷ của núi Độc Tôn hầu như rơi vào quên lãng.
Kham pha ba “qua nui” noi tieng nam o ba quan trung tam Ha Noi-Hinh-9
3. Nằm bên phố Tây Sơn, gò Đống Đa là di tích lịch sử nổi tiếng bậc nhất quận Đống Đa. Địa điểm này gắn liền với sự kiện quân Tây Sơn đại phá và đánh thắng quân nhà Thanh Trung Quốc trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789.
Kham pha ba “qua nui” noi tieng nam o ba quan trung tam Ha Noi-Hinh-10
Theo một số nguồn sử liệu, sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, vua Quang Trung cho thu nhặt xác giặc xếp vào 12 cái hố rộng, lấp đất chôn và đắp cao thành gò, 12 gò này nằm rải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng.
Kham pha ba “qua nui” noi tieng nam o ba quan trung tam Ha Noi-Hinh-11
Năm 1851, do mở đường mở chợ, đào thấy nhiều hài cốt ở các nơi, người ta lại cho thu vào một khu vực và đắp thành gò thứ 13, tức là gò Đống Đa hiện nay. Còn 12 gò ban đầu đã bị phạt đi trong thời gian người Pháp mở rộng Hà Nội năm 1890.
Kham pha ba “qua nui” noi tieng nam o ba quan trung tam Ha Noi-Hinh-12
Trong đời sống văn hóa Hà Nội, gò Đống Đa gắn liền với hội Gò Đống Đa, một lễ hội lớn bậc nhất thủ đô, diễn ra vào ngày 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Vào ngày nay, du khách từ khắp nơi lại đổ về gò để ôn lại những sự kiện lịch sử hào hùng của cha ông.


Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.

Quốc Lê